Bộ câu hỏi pháp luật chung
1. Các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của pháp luật nào dưới đây?:
a) Pháp luật về xây dựng
b) Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công
c) Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu
d) Pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan (Đúng)
2. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, hoạt động xây dựng gồm các công việc nào dưới đây?:
a) Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng
b) Thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
c) Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình
d) Các công việc nêu tại điểm a,b và c (Đúng)
3. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA thì thực hiện theo quy định nào?:
a) Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay
b) Theo pháp luật về xây dựng
c) Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay, các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác liên quan (Đúng)
d) Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay, các quy định của pháp luật về xây dựng
4. Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?:
a) Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
b) Tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
c) Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện
d) Tất cả các quy định tại a, b và c (Đúng)
5. Việc giám sát đánh giá đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công căn cứ vào các quy định nào?:
a) Pháp luật về xây dựng
b) Pháp luật về đầu tư công
c) Pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng
d) Pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan (Đúng)
6. Những chủ thể nào bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian thi công xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp?:
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình (Đúng)
b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình
c) Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình
d) Cả 3 chủ thể nêu tại a, b và c
7. Nội dung nào sau đây là đúng quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng?:
a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
c) Cả nội dung a và b đều đúng (Đúng)
d) Các nội dung trên đều sai
8. Dự án đầu tư xây dựng được phân thành loại và nhóm A, B, C đối với các nguồn vốn nào?:
a) Nguồn vốn đầu tư công
b) Nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công
c) Nguồn vốn khác không phải nguồn vốn nêu tại điểm a và b
d) Tất cả các nguồn vốn nêu tại điểm a, b và c. (Đúng)
9. Đối với công trình cấp II và cấp III, quy định về thời gian thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như thế nào là đúng sau đây?:
a) Không quá 40 ngày
b) Không quá 30 ngày (Đúng)
c) Không quá 25 ngày
d) Không quá 20 ngày
10. Đối với công trình cấp II và cấp III, quy định về thời gian thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như thế nào là đúng sau đây?:
a) Không quá 40 ngày
b) Không quá 30 ngày (Đúng)
c) Không quá 25 ngày
d) Không quá 20 ngày
11. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, những công tác gì được liệt kê dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án?:
a) Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư
b) Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
c) Xin cấp phép xây dựng
d) Tất cả các công tác trên (Đúng)
12. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, công trình xây dựng được phân cấp phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở các căn cứ nào?:
a) Quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình (Đúng)
b) Thời hạn sử dụng, vật liệu
c) Yêu cầu xây dựng công trình
d) Tất cả các căn cứ trên
13. Việc phân loại công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên cơ sở tiêu chí nào?:
a) Theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình (Đúng)
b) Theo kiến trúc công trình
c) Do người quyết định đầu tư quy định
d) Do chủ đầu tư quy định
14. Những dự án đầu tư xây dựng nào có thể được phân chia thành các dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư để quản lý thực hiện như một dự án độc lập?:
a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A
b) Khi mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập (Đúng)
c) Dự án nhóm B, C
d) Cả 3 phương án a, b và c
15. Dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?:
a) Phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng
b) Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp
c) Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng và bảo vệ môi trường
d) Cả 3 phương án trên (Đúng)
16. Các dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhóm nào yêu cầu phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư?:
a) Dự án quan trọng quốc gia,
b) Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư
c) Dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công
d) Cả 3 phương án trên (Đúng)
17. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm trường hợp nào sau đây?:
a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo
b) Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
c) Cả trường hợp a và b (Đúng)
d) Không bao gồm a và b
18. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án nào sau đây?:
a) Dự án từ nhóm B trở lên;
b) Dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý
c) Đáp án a và b đúng (Đúng)
d) Các dự án trên địa bàn phụ trách
19. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án nào sau đây?:
a) Dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư;
b) Dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên;
c) Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Bao gồm tất cả các dự án trên (Đúng)
20. Đối với dự án quan trọng quốc gia có công nghệ hạn chế chuyển giao sử dụng vốn đầu tư công thì cơ quan nào sau đây thẩm định thiết kế công nghệ?:
a) Sở Xây dựng
b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư
c) Chủ đầu tư xây dựng
d) Hội đồng thẩm định nhà nước (Đúng)
21. Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây?:
a) Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;
b) Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
c) Cả trường hợp a và b (Đúng)
d) Không bao gồm các trường hợp ở trên
22. Đối với nguồn vốn khác thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định những dự án nào?:
a) Dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II, dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên
b) Dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên (Đúng)
c) Dự án đầu tư xây dựng có công trình từ cấp III trở lên và dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên
d) Chỉ dự án nhóm A
23. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án nào sau đây?:
a) Dự án sử dụng vốn đầu tư công; Dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
b) Dự án PPP; Dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác,
c) Cả a và b (Đúng)
d) Không bao gồm a và b
24. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, người quyết định đầu tư thẩm định những nội dung nào sau đây?:
a) Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu, quy mô đầu tư và các yêu cầu khác được xác định trong quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng;
b) Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế bản vẽ thi công về bảo đảm an toàn công trình và biện pháp bảo đảm an toàn công trình lân cận;
c) Việc lập tổng mức đầu tư xây dựng, xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng;
d) Tất cả các nội dung ở trên (Đúng)
25. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo hình thức giá có những loại nào?:
a) Hình thức trọn gói, hình thức theo thời gian
b) Hình thức điều chỉnh giá, Hình thức theo đơn giá cố định
c) Bao gồm các hình thức nêu tại a và b (Đúng)
d) Không có hình thức nào nêu tại a và b
26. Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực do ai quy định?:
a) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
b) Người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực (Đúng)
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng
d) Chủ đầu tư
27. Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây?:
a) Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;
b) Khi có thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt;
c) Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
d) Tất cả các nội dung trên (Đúng)
28. Chủ thể nào phải chịu trách nhiệm chính về an toàn lao động trên công trường?:
a) Chủ đầu tư
b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)
c) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
d) Cả a, b và c
29. Các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phải tuân thủ theo các quy định nào?:
a) Điều lệ, quy chế hoạt động của Tập đoàn, Tổng công ty
b) Theo quy định Pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác liên quan
c) Bao gồm a và b (Đúng)
d) Chỉ tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng
30. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với nguồn vốn khác, chủ đầu tư có thể áp dụng hình thức quản lý dự án nào sau đây?:
a) Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực
b) Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
c) Đáp án a và b là đúng (Đúng)
d) Đáp án a và b là sai
31. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hợp đồng xây dựng được ký kết vào thời điểm nào?:
a) Sau khi hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu
b) Sau khi hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc đàm phán hợp đồng (Đúng)
c) Trước khi khởi công xây dựng công trình
d) Cả 3 phương án a, b và c
32. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công thì hợp đồng xây dựng được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu bằng hình thức nào?:
a) Bằng văn bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
b) Bằng văn bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
c) Phương án a hoặc b (Đúng)
d) Cả 2 phương án a và b
33. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì khi ký kết hợp đồng xây dựng với bên giao thầu những nhà thầu nào trong liên danh phải cử đại diện hợp pháp của mình để ký hợp đồng?:
a) Nhà thầu được liên danh các nhà thầu cử làm đại diện cho liên danh
b) Tất cả các nhà thầu tham gia trong liên danh
c) Phương án a hoặc b (Đúng)
d) Bất kể nhà thầu nào trong liên danh theo yêu cầu của bên giao thầu
34. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công thì hiệu lực của hợp đồng xây dựng được tính từ thời điểm nào?:
a) Từ ngày ký kết hợp đồng
b) Từ ngày bên giao thầu nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu
c) Từ ngày do bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận trong hợp đồng. (Đúng)
d) Bao gồm cả a, b và c
35. Đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ được áp dụng đối với loại hợp đồng nào?:
a) Hợp đồng theo đơn giá cố định; hợp đồng theo thời gian
b) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian (Đúng)
c) Cả a và b
d) a hoặc b
36. Trước khi ký kết hợp đồng EPC các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu nào sau đây?:
a) Phạm vi công việc dự kiến thực hiện theo hợp đồng EPC; Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, loại, cấp công trình; quy mô, công suất và phương án sản phẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng;
b) Các thông tin về các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn của khu vực nơi xây dựng công trình; Các yêu cầu về thiết kế xây dựng và một số thông số thiết kế ban đầu;
c) Bao gồm cả nội dung a và b (Đúng)
d) Không bao gồm nội dung a và b
37. Đối với các gói thầu thi công xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp nào?:
a) Trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra các trường hợp bất khả kháng
b) Do bên giao thầu thay đổi thiết kế hoặc bàn giao mặt bằng không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng
c) Đáp án a và b đúng (Đúng)
d) Các trường hợp trên đều không đúng
38. Hợp đồng EPC là loại hợp đồng thực hiện những công việc gì?:
a) Thiết kế và thi công xây dựng
b) Thiết kế và cung cấp vật tư, thiết bị
c) Thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Đúng)
d) Lập dự án, thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng
39. Đối với hợp đồng EPC ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn của tổng thầu, nhà thầu còn phải lập tiến độ thực hiện cho những công việc nào dưới đây?:
a) Tiến độ cho công việc thiết kế
b) Tiến độ cho công việc cung cấp thiết bị và thi công xây dựng
c) Tiến độ cho công việc thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Đúng)
d) Tiến độ cho công việc thiết kế và thi công xây dựng
40. Đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, nhà thầu chính có quyền giao 100% công việc của hợp đồng đã ký kết với bên giao thầu cho nhà thầu phụ không?:
a) Có
b) Không (Đúng)
c) Tùy thuộc vào tình hình cụ thể và nhà thầu chính quyết định
d) Do bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận
41. Theo quy định của pháp luật Xây dựng hiện hành, nhà thầu nào có trách nhiệm lập biện pháp an toàn cho người và thiết bị thi công công trình trên công trường xây dựng?:
a) Nhà thầu thiết kế
b) Nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)
c) Chủ đầu tư
d) Tư vấn giám sát thi công xây dựng
42. Hồ sơ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không bao gồm tài liệu nào dưới đây?:
a) Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
b) Thiết kế cơ sở của dự án
c) Thiết kế kỹ thuật của dự án (Đúng)
d) Giấy tờ liên quan đến đất đai
43. Công tác nào sau đây không nằm trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng?:
a) Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
b) Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng
c) Thẩm định, phê duyệt dự án (Đúng)
d) Nghiệm thu công việc xây dựng
44. Đối với các bộ, cơ quan ở trung ương: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập theo tiêu chí nào sau đây?:
a) Phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý
b) Theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực
c) Đáp án a hoặc b (Đúng)
d) Đáp án a và b
45. Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì nhiệm vụ, quyền hạn của tư vấn QLDA do ai quyết định?:
a) Do chủ đầu tư thông qua hợp đồng (Đúng)
b) Do pháp luật quy định
c) Do người quyết định đầu tư
d) Cấp trên của tổ chức tư vấn quản lý dự án
46. Theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành, hợp đồng xây dựng không có hình thức nào dưới đây?:
a) Hợp đồng trọn gói
b) Hợp đồng theo tỷ lệ % (Đúng)
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh
d) Hợp đồng theo đơn giá cố định
47. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nhận thầu có được thay đổi người đại diện quản lý thực hiện hợp đồng không?:
a) Có
b) Không
c) Có nhưng phải được sự chấp thuận của bên giao thầu (Đúng)
d) Cả a, b và c đều không đúng
48. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào sau đây?:
a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp, trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
c) Đáp ứng cả a và b (Đúng)
d) Không cần đáp ứng những yêu cầu trên
49. Những cá nhân nào dưới đây không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?:
a) Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
b) Chủ trì thiết kế bộ môn trong công trình xây dựng
c) Cá nhân giám sát thi công của nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)
d) Cán bộ tư vấn giám sát thi công xây dựng
50. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng hạng 1 phải đáp ứng các điều kiện gì?:
a) Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp
b) Có thời gian làm công tác thiết kế xây dựng tối thiểu 7 năm
c) Đã làm chủ nhiệm thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực phù hợp ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên
d) Cả a, b và c (Đúng)
51. Điều kiện nào dưới đây không yêu cầu đối với giám đốc QLDA hạng I?:
a) Đã là chủ nhiệm lập dự án ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B (Đúng)
b) Có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng
c) Có thời gian tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 7 năm
d) Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc giám sát thi công xây dựng hạng I
52. Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công công trình?:
a) Chủ đầu tư
b) Nhà thầu thiết kế xây dựng
c) Nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)
d) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng
53. Chủ thể nào có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thi công xây dựng công trình?:
a) Chủ đầu tư
b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
c) Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)
d) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng
54. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các nội dung nào sau đây?:
a) Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);
c) Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình.
d) Bao gồm tất cả các nội dung ở trên (Đúng)
55. Số bước thiết kế xây dựng do ai quyết định?:
a) Người quyết định đầu tư khi phê duyệt dự án (Đúng)
b) Chủ đầu tư khi triển khai thực hiện dự án
c) Tổ chức tư vấn khi lập dự án đầu tư xây dựng
d) Cả 3 phương án trên đều sai
56. Chủ thể nào có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình xây dựng?:
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình
b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)
c) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
d) Cả 3 phương án trên đều đúng
57. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?:
a) Các yêu cầu về quy hoạch
b) Các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường
c) Các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh
d) Cả 3 phương án a, b và c (Đúng)
58. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được xem xét điều chỉnh trong những trường hợp nào?:
a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác
b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án
d) Cả a, b và c (Đúng)
59. Theo quy định của pháp luật về môi trường, những loại dự án nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?:
a) Dự án quan trọng quốc gia
b) Dự án đầu tư xây dựng đô thị mới, khu dân cư tập trung
c) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất và tài nguyên thiên nhiên có quy mô lớn
d) Cả a, b và c (Đúng)
60. Trường hợp công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng, thời gian thực hiện ngắn thì áp dụng hình thức hợp đồng nào là hợp lý nhất?:
a) Hợp đồng trọn gói (Đúng)
b) Hợp đồng theo đơn giá
c) Hợp đồng theo thời gian
d) Hợp đồng theo đơn giá cố định
61. Trường hợp công việc chưa đủ điều kiện để xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng thì nên áp dụng hình thức hợp đồng nào là thích hợp nhất?:
a) Hợp đồng trọn gói
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định (Đúng)
c) Hợp đồng theo thời gian
d) Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm
62. Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp nào sau đây?:
a) Bên nhận thầu bị phá sản hoặc Bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng 45 ngày liên tục mà không có lý do
b) Bên nhận thầu chuyển nhượng lợi ích của hợp đồng xây dựng cho bên khác mà không có nêu trong hợp đồng đã ký kết
c) Bao gồm các đáp án a và b (Đúng)
d) Việc chấm dứt hợp đồng là do bên giao thầu quyết định
63. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng là bản vẽ của bước thiết kế nào?:
a) Thiết kế cơ sở
b) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định (Đúng)
c) Thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt
d) Một trong phương án a, b hoặc c
64. Khi khởi công xây dựng công trình yêu cầu phải có các điều kiện nào dưới đây?:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng
b) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt
c) Đáp ứng cả điều kiện nêu tại a và b (Đúng)
d) Chỉ cần đáp ứng điều kiện a hoặc b
65. Ai có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng?:
a) Người quyết định đầu tư (Đúng)
b) Chủ đầu tư
c) Ban quản lý dự án
d) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
66. Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan nào?:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng
b) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
c) Các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
d) Bao gồm cả a, b và c (Đúng)
67. Theo quy định của Luật Xây dựng, công tác thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của ai?:
a) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng (Đúng)
b) Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư
c) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư
d) Tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
68. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư có thể giao đơn vị nào sau đây làm chủ đầu tư?:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
b) Cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý;
c) Đáp án a và b đúng (Đúng)
d) Đơn vị được giao khai thác vận hành công trình
69. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công đã được phê duyệt do ai quyết định?:
a) Người quyết định đầu tư (Đúng)
b) Chủ đầu tư
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng
d) Bao gồm cả a, b và c
70. Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây?:
a) Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;
b) Khi có thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt;
c) Đáp án a và b đều đúng (Đúng)
d) Đáp án a và b đều sai
71. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức như thế nào sau đây?:
a) Là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư
b) Được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.
d) Bao gồm tất cả những nội dung trên (Đúng)
72. Trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, tổ chức tư vấn lập dự án có các nghĩa vụ gì?:
a) Thực hiện theo nội dung hợp đồng đã được ký kết với chủ đầu tư
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết;
c) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp và vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư
d) Bao gồm a, b và c (Đúng)
73. Hồ sơ của hợp đồng xây dựng gồm các tài liệu nào dưới đây?:
a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu
b) Các bản vẽ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), Biên bản đàm phán hợp đồng
c) Bao gồm đáp án a và b (Đúng)
d) Không cần các tài liệu quy định tại a và b
74. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng các điều kiện nào sau đây?:
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
d) Cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện ở trên (Đúng)
75. Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định khi thực hiện các hoạt động xây dựng nào sau đây?:
a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
b) Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;
c) Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
d) Tất cả các nội dung ở trên (Đúng)
76. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công thì Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được lập theo quy định nào?:
a) Pháp luật về xây dựng
b) Pháp luật về đầu tư công
c) Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công (Đúng)
d) Pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư, pháp luật xây dựng
77. Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP theo quy định của pháp luật nào sau đây?:
a) Pháp luật về đầu tư xây dựng
b) Pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Đúng)
c) Pháp luật về đầu tư công
d) Pháp luật về đầu tư và đầu tư công
78. Việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, không bao gồm nội dung nào sau đây?:
a) Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở;
b) Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng;
c) Phương án lựa chọn nhà thầu; (Đúng)
d) Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;
79. Cơ quan chuyên môn về xây dựng từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trong trường hợp nào sau đây?:
a) Trình thẩm định không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định
b) Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định
c) Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định
d) Tất cả các trường hợp trên (Đúng)
80. Trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào là đúng sau đây?:
a) Giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án; (Đúng)
b) Xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án;
c) Giám sát việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu thi công và giám sát thi công
d) Xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án;
81. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện chung gì?:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
b) Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề và phải đạt kết quả sát hạch theo quy định
c) Bao gồm a và b (Đúng)
d) Chỉ cần đạt được kết quả sát hạch theo quy định là đủ
82. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện gì?:
a) Những cá nhân chủ chốt của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực và hạng năng lực mà tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực
b) Tổ chức đã thực hiện công việc tương tự loại, cấp công trình
c) Phải có thời gian tham gia hoạt động xây dựng tối thiểu 3 năm
d) Đáp ứng cả điều kiện a và b ở trên (Đúng)
83. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm với ai về công việc do mình thực hiện?:
a) Chủ đầu tư
b) Thầu chính hoặc tổng thầu (Đúng)
c) Chủ đầu tư và thầu chính hoặc tổng thầu
d) Chịu trách nhiệm với ai là căn cứ vào các điều khoản cam kết trong hợp đồng xây dựng
84. Trường hợp phải thuê thầu phụ để thực hiện một số phần việc trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư thì cần phải có chấp thuận của ai?:
a) Người quyết định đầu tư
b) Chủ đầu tư (Đúng)
c) Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư tùy thuộc vào từng gói thầu
d) Không cần phải có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức nào
85. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng phải được nộp cho bên giao thầu khi nào?:
a) Trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực (Đúng)
b) Sau khi hợp đồng được ký kết
c) Trước khi khởi công xây dựng công trình
d) Bao gồm cả a, b và c
86. Bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu thi công xây dựng có hiệu lực đến khi nào?:
a) Đến khi nhà thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng
b) Sau khi chủ đầu tư đã nhận được bảo đảm bảo hành của nhà thầu
c) Đáp án a hoặc b do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng (Đúng)
d) Sau khi công việc theo hợp đồng đã hoàn thành bàn giao chủ chủ đầu tư
87. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định nào sau đây là đúng?:
a) Được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động
b) Không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.
c) Tuân thủ cả quy định a và b (Đúng)
d) Được tham gia các hoạt động xây dựng đối với những dự án nhóm C, công trình cấp II trở xuống
88. Theo quy định của pháp luật xây dựng, cá nhân khi thực hiện các hoạt động xây dựng nào sau đây không cần phải có chứng chỉ hành nghề?:
a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình (Đúng)
b) Thiết kế, giám sát thi công hệ thống kết cấu công trình xây dựng
c) Không nội dung nào ở trên
d) Cả a và b đúng
89. Tổ chức hoạt động xây dựng mới được thành lập có những cá nhân có chứng chỉ hành nghề hạng 1 phù hợp với lĩnh vực mà tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, nhưng chưa ký hợp đồng để thực hiện bất kể công việc gì trong hoạt động đầu tư xây dựng thì có được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1 không?:
a) Có
b) Không (Đúng)
c) Có, nhưng chỉ được xem cấp chứng chỉ hành năng lực cho lĩnh vực định giá xây dựng
d) Có, nhưng chỉ được xem cấp chứng chỉ hành năng lực cho các lĩnh vực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng
90. Bước thiết kế công trình xây dựng nào mới đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình?:
a) Thiết kế cơ sở
b) Thiết kế kỹ thuật
c) Thiết kế bản vẽ thi công (Đúng)
d) Một trong ba bước thiết kế trên đều được
Bộ câu hỏi pháp luật riêng theo lĩnh vực
1. Những người nào sau đây tham gia và ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng:
a) Người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)
b) Người của Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án, người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình
c) Người của Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình
d) Cả ba đáp án trên
2. Ai là người có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng?:
a) Nhà thầu thi công xây dựng
b) Chủ đầu tư (Đúng)
c) Nhà thầu giám sát thi công xây dựng
d) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
3. Thời hạn bảo trì công trình được tính như thế nào?:
a) Sau khi kết thúc thời hạn bảo hành cho đến khi hết niên hạn sử dụng công trình.
b) Từ ngày nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào sử dụng cho đến khi hết niên hạn sử dụng công trình. (Đúng)
c) Từ ngày chủ đầu tư bàn giao công trình cho chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình.
d) Từ ngày có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư
4. Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng là::
a) Bắt buộc (Đúng)
b) Khuyến khích
c) Tự nguyện
d) Thỏa thuận
5. Quy định áp dụng Tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng như thế nào?:
a) Bắt buộc đối với các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
b) Khuyến khích áp dụng
c) Theo nguyên tắc tự nguyện
d) Đáp án a và c (Đúng)
6. Những loại tiêu chuẩn nào sau đây bắt buộc áp dụng?:
a) TCVN
b) Tiêu chuẩn nước ngoài
c) Các tiêu chuẩn nằm trong danh mục tiêu chuẩn đã được người quyết định đầu tư phê duyệt (Đúng)
d) Danh mục tiêu chuẩn do tư vấn thiết kế đệ trình
7. Nhà thầu thi công phải trình chủ đầu tư chấp thuận những tài liệu nào sau đây?:
a) Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
b) Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;
c) Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
d) Toàn bộ các tài liệu nêu trên (Đúng)
8. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu nào sau đây?:
a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
b) Theo thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
c) Trung thực khách quan, không vụ lợi;
d) Tất cả các yêu cầu trên (Đúng)
9. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm gì sau đây?:
a) Thực hiện giám sát theo hợp đồng được ký kết
b) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu về chất lượng
c) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường
d) Tất cả các điều trên (Đúng)
10. Tổ chức giám sát thi công xây dựng phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng công trình trong các trường hợp nào sau đây?:
a) Các công trình đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công (Đúng)
b) Các công trình đầu tư bằng nguồn vốn khác
c) Không trường hợp nào cần
d) Tất cả các trường hợp trên
11. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ nào sau đây?:
a) Là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế (Đúng)
b) Là bản vẽ của thiết kế kỹ thuật
c) Là bản vẽ của thiết kế bản vẽ thi công
d) Tất cả các đáp án trên
12. Thẩm quyền kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu thi công?:
a) Tư vấn thiết kế
b) Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư (Đúng)
c) Đơn vị kiểm định độc lập
d) Cả ba đáp án trên
13. Nhật ký thi công xây dựng công trình do ai lập?:
a) Chủ đầu tư
b) Nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)
c) Đơn vị tư vấn giám sát lập
d) Cả ba đáp án trên
14. Ai là người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế biện pháp thi công?:
a) Chủ đầu tư (Đúng)
b) Nhà thầu thi công xây dựng
c) Người quyết định đầu tư
d) Tư vấn giám sát
15. Nội dung nào sau đây không cần phải đáp ứng khi khởi công công trình?:
a) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt
b) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của pháp luật
c) Có hợp đồng với đơn vị cung cấp vật liệu chính của công trình. (Đúng)
d) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng
16. Nội dung nào sau đây phải đáp ứng khi khởi công công trình?:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
c) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của pháp luật;
d) Có tất cả các nội dung ở trên (Đúng)
17. Đơn vị nào có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công?:
a) Tư vấn giám sát.
b) Nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)
c) Tư vấn Quản lý dự án.
d) Đơn vị cung cấp máy, thiết bị thi công.
18. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình và thực hiện những công tác nào sau đây?:
a) Tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình
b) Rà soát biện pháp bảo đảm an toàn định kỳ, đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thi công trên công trường
c) Cả nội dung a và b (Đúng)
d) Không phải các nội dung trên
19. Nội dung nào sau đây thuộc về nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình?:
a) Nghiệm thu khối lượng thi công xây dựng, phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của tiến độ thi công;
b) Nghiệm thu khối lượng bảo đảm chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình; (Đúng)
c) Nghiệm thu giá trị thi công xây dựng, phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
d) Nghiệm thu khối lượng theo đơn giá được duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
20. Đối với công tác an toàn và bảo vệ môi trường trên công trường xây dựng, người giám sát có trách nhiệm nào sau đây?:
a) Lập biện pháp và tuân thủ các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường.
b) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường.
c) Tạm dừng thi công và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn.
d) Đáp án b và c. (Đúng)
21. Nội dung nào sau đây không thuộc nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình?:
a) Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng.
b) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng.
c) Từ chối nghiệm thu khi sản phẩm thiết kế không đạt yêu cầu về chất lượng. (Đúng)
d) Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng.
22. Nội dung nào sau đây không thuộc quyền hạn của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình?:
a) Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng
b) Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;
c) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;
d) Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng. (Đúng)
Bộ câu hỏi chuyên môn theo lĩnh vực
1. Khi sử dụng thiết bị nâng phục vụ công tác lắp đặt thì thiết bị này phải được kiểm định theo quy trình nào?:
a) QTKĐ 001:2008 /BLĐTBXH; (Đúng)
b) QCVN 02:2011/BLĐTBXH;
c) QTKĐ 002:2008/BLĐTBXH;
d) Không cần kiểm định
2. Chiều cao tối thiểu trong lòng Cabin bằng bao nhiêu?:
a) 2.5 m;
b) 2.2 m;
c) 2.0 m; (Đúng)
d) 1.8 m.
3. Chiều cao thông thủy khoang cửa vào cabin tối thiểu bằng bao nhiêu?:
a) 2.5 m;
b) 2.2 m;
c) 2.0 m; (Đúng)
d) 1.8 m.
4. Nghiệm thu thang máy điện và thang máy thủy lực đủ điều kiện vận hành an toàn phải thực hiện theo trình tự nào dưới đây::
a) Thử động ở 100% tải định mức - Thử động ở 125% tải định mức - Kiểm tra tổng thể;
b) Thử động ở 125% tải định mức - Thử động ở 100% tải định mức - Kiểm tra tổng thể;
c) Kiểm tra tổng thể - Thử động ở 100% tải định mức - Thử động ở 125% tải định mức; (Đúng)
d) Kiểm tra tổng thể - Thử động ở 125% tải định mức - Thử động ở 100% tải định mức.
5. Thang máy điện nào bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy?:
a) Thang máy PCCC;
b) Thang máy tải hàng và băng ca;
c) Thang máy tải khách;
d) Các thang máy trên. (Đúng)
6. Một đường dây cáp điện được phép cấp điện cho bao nhiêu thang máy?:
a) Từ 1 đến 2 thang máy có cùng tính chất sử dụng trong 1 gian cầu thang; (Đúng)
b) Nhiều hơn 2 thang máy có cùng tính chất sử dụng trong 1 gian cầu thang;
c) Nhiều hơn 2 thang máy có cùng tính chất sử dụng trong nhiều gian cầu thang;
d) Nhiều hơn 2 thang máy không cùng tính chất sử dụng trong 1 gian cầu thang.
7. Dây dẫn đặt ngoài nhà ở những nơi có người thường lui tới, dây dẫn đặt h theo tường hoặc kết cấu xây dựng khác?:
a) Cách mặt đất tối thiểu 2,00m;
b) Cách mặt đất tối thiểu 2,50m;
c) Cách mặt đất tối thiểu 2,75m; (Đúng)
d) Cách mặt đất tối thiểu 3,00m;
8. Khoảng cách từ dây dẫn của đường dẫn điện trên không đến mặt đất, trước khi vào nhà không được nhỏ hơn?:
a) 2,25m;
b) 2,50m;
c) 2,75m; (Đúng)
d) 3,00m
9. Các nơi dành cho thiếu nhi sử dụng, công tắc đèn phải đặt cách sàn?:
a) 1,20m;
b) 1,30m;
c) 1,40m;
d) 1,50m (Đúng)
10. Trong trường học phổ thông cơ sở, ổ cắm điện phải đặt cách sàn?:
a) 0,40m;
b) 0,80m;
c) 1,20m;
d) 1,50m (Đúng)
11. Các đối tượng nào phải được nối đất an toàn điện?:
a) Vỏ kim loại của các đèn điện treo trong các phòng có trần treo;
b) Vỏ kim loại của các đèn điện đặt ngầm trong các phòng có trần treo;
c) Vỏ kim loại của các bồn tắm ống dẫn nước bằng kim loại;
d) Tất cả các đối tượng trên. (Đúng)
12. Nếu kim thu sét có tiết diện tròn thì ý kiến nào dưới đây là đúng;:
a) Đường kính tối thiểu là 12 mm; (Đúng)
b) Đường kính tối thiểu là 10 mm;
c) Đường kính tối thiểu là 8 mm;
d) Đường kính tối thiểu là 6 mm;
13. Theo TCVN giá trị áp suất nào dưới đây của dòng khí khi thử độ kín khít đường ống hệ thống lạnh là đúng?:
a) 1.2 lần áp suất làm việc lớn nhất;
b) 1.5 lần áp suất làm việc lớn nhất;
c) 1.5 lần áp suất làm việc song phải ≥ 4 bar; (Đúng)
d) 2.0 lần áp suất làm việc lớn nhất.
14. Trình tự nào dưới đây là đúng khi chạy thử máy lạnh::
a) Kiểm tra tổng thể - Chạy thử không tải - Chạy thử có tải - Đo kiểm hiệu chỉnh thông số;
b) Chạy thử không tải - Chạy thử có tải - Đo kiểm hiệu chỉnh thông số - Kiểm tra tổng thể;
c) Kiểm tra tổng thể - Chạy thử có tải - Đo kiểm, hiệu chỉnh thông số kỹ thuật; (Đúng)
d) Kiểm tra tổng thể - Chạy thử không tải - Đo kiểm thông số kỹ thuật.
15. Theo TCVN quy trình nào dưới đây khi chạy thử bàn giao hệ thống thông gió và điều hòa không khí là đúng::
a) Vận hành hệ thống trong 02 giờ - Đo kiểm thông số;
b) Vận hành hệ thống trong 18 giờ - Đo kiểm thông số;
c) Vận hành hệ thống trong 24 giờ - Đo kiểm thông số;
d) Vận hành hệ thống trong 02 giờ - Đo kiểm thông số - Dừng hệ thống 03 phút - Khởi động lại và chạy tiếp 24 giờ - Đo kiểm, đánh giá. (Đúng)
16. Trong thang máy bộ khống chế vượt tốc độ có chức năng nào nêu dưới đây::
a) Phát động cho bộ hãm bảo hiểm cabin hoạt động; (Đúng)
b) Phanh giảm vận tốc cabin;
c) Phanh giảm vận tốc đối trọng;
d) Là bộ hãm bảo hiểm.
17. Khi nghiệm thu thiết bị công nghệ đã lắp đặt xong phải tuân theo TCVN nào?:
a) TCVN 5639-1991;
b) TCVN 4091: 1995;
c) TCVN 5639 -1991 và TCVN 4091: 1995. (Đúng)
d) TCVN 4055-1985;
18. Thực hiện các bước nghiệm thu lắp đặt thiết bị công nghệ theo trình tự nào sau đây::
a) Kiểm tra hồ sơ - nghiệm thu tĩnh - nghiệm thu chạy thử không tải - nghiệm thu chạy thử có tải; (Đúng)
b) Kiểm tra hồ sơ - nghiệm thu chạy thử không tải - Nghiệm thu tĩnh - nghiệm thử chạy thử có tải;
c) Nghiệm thu tĩnh - kiểm tra hồ sơ - nghiệm thu chạy thử không tải - nghiệm thu chạy thử có tải;
d) Nghiệm thu tĩnh - nghiệm thu chạy thử không tải - nghiệm thu chạy thử có tải - kiểm tra hồ sơ.
19. Khi không có hướng dẫn của nhà sản xuất thời gian chạy thử không tải liên tục tối đa cho máy phức tạp là bao lâu?:
a) 2 giờ;
b) 4 giờ;
c) 6 giờ
d) 8 giờ. (Đúng)
20. Khi có hướng dẫn của nhà sản xuất thời gian chạy thử liên tục có tải là bao lâu?:
a) 48 giờ
b) 36 giờ;
c) 24 giờ;
d) Theo quy định của nhà sản xuất (Đúng)
21. Thang máy đáp ứng điều kiện nào dưới đây thì được phép lắp đặt?:
a) Có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật;
b) Đã được chứng nhận hợp quy;
c) Được tích hợp đồng bộ các chi tiết hoặc cụm chi tiết;
d) Cả ba điều kiện trên. (Đúng)
22. Khi giám sát lắp đặt và nghiệm thu thang máy thủy lực phải áp dụng văn bản pháp luật nào dưới đây::
a) TCVN 6396-2:2009;
b) QCVN 18:2013/BLĐTBXH;
c) QTKĐ 25:2014/BLĐTBXH;
d) Tất cả các văn bản nêu trên. (Đúng)
23. Khi giám sát lắp đặt và nghiệm thu thang cuốn và băng chở người phải áp dụng văn bản pháp luật dưới đây::
a) QCVN 12:2012/BLĐTBXH;
b) TCVN 6397:2010
c) QTKĐ 02/2014/BLĐTBXH
d) Cả ba văn bản trên (Đúng)
24. Khi lắp đặt thiết bị điện các biện pháp kiểm tra nào dưới đây được xem là phù hợp với các văn bản pháp quy hiện hành?:
a) Qua các chứng chỉ kiểm định do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Quan sát bằng mắt;
c) Bằng các thí nghiệm hoặc các phép đo lường điện;
d) Cả ba phương pháp nêu trên. (Đúng)
25. Theo TCVN điện trở nối đất tối đa cho mạng điện dân dụng bằng bao nhiêu?:
a) 2 Ω;
b) 4 Ω; (Đúng)
c) 5 Ω;
d) 6 Ω.
26. Về thời điểm thi công lắp đặt hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng thông thường, ý kiến nào sau đây là đúng?:
a) Công trình cao trên 15 m;
b) Khi bắt đầu lắp đặt kết cấu kim loại ngoài trời;
c) Khi lắp đặt các thiết bị trên cao;
d) Cả ba đều đúng. (Đúng)
27. Ở các công trình xây dựng dân dụng thông điện trở nối đất của hệ chống sét có giá trị nào nêu dưới đây::
a) 4 Ω
b) 6 Ω
c) 8 Ω
d) 10 Ω (Đúng)
28. Về nguyên lý hệ thống thông gió khác hệ thống điều hòa không khí ở điểm nào dưới đây::
a) Không có đường ống dẫn khí;
b) Không có các phụ kiện;
c) Không có hệ thống thiết bị cấp lạnh; (Đúng)
d) Không có quạt.
29. Trước khi môi chất lạnh được nạp vào đường ống dẫn, Phương án nào dưới đây là đúng?:
a) Chỉ cần thổi bỏ bụi, bẩn bằng không khí khô;
b) Sau khi thử độ kín khít.
c) Sau khi hút chân không;
d) Thực hiện cả ba công việc trên. (Đúng)
30. Mức độ chống sét công trình được phân thành bao nhiêu cấp?:
a) 2 cấp;
b) 3 cấp; (Đúng)
c) 4 cấp;
d) 5 cấp.
31. Theo TCVN 6395:2008 thang máy trong công trình xây dựng được chia thành mấy loại?:
a) 3 loại;
b) 4 loại
c) 5 loại (Đúng)
d) 2 loại
32. Trình tự chạy thử nghiệm thu nào sau đây phù hợp với TCVN 5639-1991 cho dây chuyền công nghệ::
a) Đơn động - Liên động - không tải - có tải; (Đúng)
b) Đơn động - Liên động: có tải - không tải;
c) Liên động - Đơn động: không tải - có tải;
d) Liên động - Đơn động: có tải - không tải.
33. TCVN 5639-1991 được áp dụng cho các đối tượng nào dưới đây::
a) Tổ chức lắp đặt trong nước
b) Tổ chức lắp đặt có liên doanh với nước ngoài;
c) Tổ chức liên doanh do nước ngoài nhận thầu xây lắp;
d) Cả ba loại hình nêu trên. (Đúng)
34. Nghiệm thu thiết bị công nghệ gồm các nội dung nào dưới đây::
a) Nghiệm thu tĩnh;
b) Nghiệm thu chạy thử không tải;
c) Nghiệm thu chạy thử có tải;
d) Thực hiện cả ba nội dung trên. (Đúng)
35. Nghiệm thu chạy thử không tải thiết bị công nghệ nhằm mục tiêu nào dưới đây::
a) Đánh giá chất lượng lắp đặt;
b) Tình trạng thiết bị khi chạy không tải;
c) Phát hiện và loại trừ sai sót;
d) Cả ba mục tiêu trên. (Đúng)
36. Khi nghiệm thu chạy thử không tải của máy và thiết bị công nghệ theo mấy bước::
a) 3 bước;
b) 2 bước; (Đúng)
c) 4 bước;
d) 1 bước
37. Nhóm máy và thiết bị nào dưới đây không cần bước chạy thử không tải?:
a) Máy và thiết bị lạnh;
b) Máy nén khí;
c) Máy bơm nước;
d) Cả ba loại máy trên. (Đúng)
38. Nghiệm thu chạy thử không tải chỉ được đánh giá đạt khi nào?:
a) Đã chạy thử liên tục theo quy định;
b) Thông số dây chuyền phù hợp với thiết kế và công nghệ;
c) Không xảy ra sự cố kỹ thuật đáng kể;
d) Cả ba yếu tố trên. (Đúng)
39. Mục tiêu nghiệm thu chạy thử có tải là gì?:
a) Phát hiện và loại trừ khiếm khuyết khi có tải;
b) Điều chỉnh thông số kỹ thuật phù hợp với thiết kế;
c) Chuẩn bị đưa vào sản xuất thử nghiệm;
d) Cả ba mục tiêu trên (Đúng)
40. Khi giám sát lắp đặt và nghiệm thu thiết bị công nghệ phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản nào dưới đây?:
a) Giám sát từ khi khởi công, thường xuyên, liên tục;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành liên quan;
c) Khách quan, lấy chỉ tiêu chất lượng làm cơ sở đánh giá;
d) Cả ba nguyên tắc nêu trên (Đúng)
41. Công tác giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ bao gồm các nội dung nào dưới đây?:
a) Giám sát trước lắp đặt;
b) Giám sát quá trình lắp đặt;
c) Giám sát quá trình thử nghiệm và nghiệm thu;
d) Cả ba nội dung trên. (Đúng)
42. Khi giám sát chạy thử thiết bị công nghệ cần thực hiện công việc kiểm tra nào dưới đây?:
a) Kiểm tra tổng thể thiết bị trước khi chạy thử;
b) Kiểm tra quy trình, tiêu chuẩn áp dụng, trình tự chạy thử;
c) kiểm tra lệnh chạy thử
d) Tất cả các nội dung trên. (Đúng)
43. Thiết bị nào sau đây là thiết bị công trình?:
a) Thang máy điện, thang máy thủy lực, thang cuốn và băng chở người; (Đúng)
b) Máy nghiền Clanhke;
c) Máy đào;
d) Máy trộn bê tông.
44. Vật liệu làm giếng thang phải đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây::
a) Đủ độ bền cơ học và có tuổi thọ cao;
b) Chống cháy;
c) Không bám bụi bẩn;
d) Cả ba điều kiện trên. (Đúng)
45. Trước khi lắp đặt phải kiểm tra sai lệch kích thước nào của mặt cắt ngang giếng thang?:
a) Sai lệch kích thước dài, rộng bên trong vách;
b) Sai lệch giữa hai đường chéo;
c) Khoảng cách tối thiểu hai phần giếng của hai thang lắp kề nhau;
d) Kiểm tra tất cả ba kích thước nêu trên. (Đúng)
46. Ai là người phải xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình lắp đặt thang máy?:
a) Chủ đầu tư;
b) Đơn vị lắp đặt; (Đúng)
c) Tư vấn giám sát;
d) Nhà cung cấp thang.
47. Để chuẩn bị nghiệm thu thang máy đơn vị lắp đặt phải thực hiện công việc nào dưới đây?:
a) Hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật;
b) Đảm bảo điều kiện để thang máy sẵn sàng hoạt động;
c) Đảm bảo các điều khác cho công tác nghiệm thu;
d) Phải thực hiện cả ba công việc nêu trên (Đúng)
48. Để đảm bảo an toàn, thang máy lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện nào dưới đây::
a) Tuân thủ các quy chuẩn quốc gia tương ứng;
b) Chịu sự kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật;
c) Bị xử lý vi phạm theo luật định;
d) Cả ba điều kiện nêu trên. (Đúng)
49. Đối với thang chở người khi có biểu hiện quá tải phải đảm bảo các yêu cầu nào dưới đây::
a) Có tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng phát ra;
b) Các cửa tự động được mở hết ra;
c) Bất kỳ thao tác chuẩn bị nào cũng bị loại bỏ;
d) Tất cả các yêu cầu trên. (Đúng)
50. Thang máy chở người chỉ được đưa vào sử dụng khi nào?:
a) Theo yêu cầu của chủ đầu tư;
b) Ngay sau khi lắp đặt xong;
c) Sau khi đã được kiểm định về Kỹ thuật an toàn và được cấp phép sử dụng; (Đúng)
d) Theo ý kiến của tư vấn giám sát.
51. Hệ điện trong các công trình dân dụng gồm các thành tố nào dưới đây::
a) Nguồn cung cấp điện;
b) Mạng lưới dây dẫn, mạng tiếp địa và các phụ tải;
c) Thiết bị quản lý và điều hành;
d) Cả ba thành tố nêu trên. (Đúng)
52. Nhiệm vụ chính của công tác giám sát thi công và nghiệm thu lắp đặt trang thiết bị điện là gì?:
a) Thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra công tác lắp đặt;
b) Kiểm tra, giám sát vật tư;
c) Theo dõi, kiểm tra về kỹ thuật an toàn;
d) Tất cả ba nhiệm vụ nêu trên (Đúng)
53. Yêu cầu nào dưới đây là yêu cầu chủ yếu đối với thiết bị điện công trình?:
a) Bảo đảm mạng điện làm việc ổn định;
b) Bảo đảm sử dụng thuận tiện và có thể tách rời nhanh chóng khỏi hệ thống cấp điện khi cần;
c) Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị;
d) Cả ba yêu cầu nêu trên. (Đúng)
54. Mục tiêu chính của kiểm tra bằng mắt trong lắp đặt điện là gì?:
a) Sự phù hợp của dây dẫn, thiết bị đã chọn và vị trí lắp đặt so với thiết kế được duyệt;
b) Trạng thái của dây dẫn, thiết bị;
c) Các biện pháp an toàn;
d) Tất cả các mục tiêu trên. (Đúng)
55. Vị trí đặt bảng (tủ) phân phối điện phải đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây::
a) Ở nơi dễ lui tới, dễ thao tác và kiểm tra;
b) Ở nơi có môi trường khô ráo, thông gió tốt;
c) Cách xa các đường ống dẫn nước, khi tối thiểu là 0.5 m;
d) Cả ba yêu cầu trên. (Đúng)
56. Nội dung chính khi nghiệm thu lắp đặt hệ thống điện gồm các mục nào dưới đây::
a) Kiểm tra chủng loại, khối lượng, số lượng, chất lượng, vị trí, phương pháp lắp đặt phù hợp với thiết kế được duyệt;
b) Kiểm tra thông mạch hệ thống;
c) Kiểm tra cách điện giữa các pha, phương pháp nối đất, chống rò điện;
d) Theo cả ba nội dung trên. (Đúng)
57. Ai là người đo điện trở nối đất của hệ chống sét::
a) Chủ đầu tư;
b) Chủ thầu lắp đặt;
c) Tư vấn giám sát;
d) Đơn vị độc lập có chức năng. (Đúng)
58. Các nội dung nào dưới đây thuộc nội dung giám sát thi công lắp đặt, hệ thống điều hòa không khí?:
a) Kiểm tra tổng thể công tác chuẩn bị lắp đặt;
b) Giám sát việc gia công chế tạo chi tiết, cụm chi tiết;
c) Giám sát quá trình lắp đặt và thử nghiệm, nghiệm thu;
d) Cả ba nội dung nêu trên. (Đúng)
59. Khi giám sát lắp đặt đường ống dẫn gió cần kiểm tra các nội dung nào dưới đây::
a) Vật liệu chế tạo, hình dạng, kích thước và dung sai, vị trí lắp đặt, khoảng cách gối đỡ;
b) Phương pháp và cấu tạo các mối nối;
c) Tình trạng và vị trí lắp đặt các phụ kiện;
d) Tất cả các nội dung nêu trên. (Đúng)
60. Khi giám sát lắp đặt quạt phải chú ý các nội dung nào dưới đây::
a) Đặc tính kỹ thuật và hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất;
b) Độ cứng vững của móng, kích thước và sai số kích thước của bu lông móng;
c) Các biện pháp đảm bảo an toàn của hệ truyền động.
d) Tất cả các nội dung nêu trên. (Đúng)
61. Trước khi lắp đặt máy của hệ thống lạnh phải thực hiện công việc kiểm tra nào dưới đây?:
a) Chất lượng và tình trạng kỹ thuật của máy;
b) Tình trạng và sự phù hợp của các bộ phận đi kèm;
c) Sự phù hợp của móng máy so với TCVN hoặc nhà sản xuất;
d) Cả ba nội dung trên. (Đúng)
62. Hồ sơ nghiệm thu hệ thống lạnh bao gồm các nội dung nào dưới đây::
a) Các bản vẽ thiết kế, hoàn công, các chứng chỉ xuất xứ, chất lượng, các biên bản kiểm tra, thử nghiệm từng phần;
b) Biên bản kiểm tra thử nghiệm các thông số kỹ thuật của hệ thống;
c) Các chứng chỉ hợp chuẩn của thiết bị trước khi lắp đặt;
d) Cả ba nội dung trên. (Đúng)