Image
0

Khảo sát địa hình

Bộ câu hỏi pháp luật chung


1. Các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của pháp luật nào dưới đây?:

a) Pháp luật về xây dựng

b) Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công

c) Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu

d) Pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan (Đúng)


2. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, hoạt động xây dựng gồm các công việc nào dưới đây?:

a) Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng

b) Thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng

c) Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình

d) Các công việc nêu tại điểm a,b và c (Đúng)


3. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA thì thực hiện theo quy định nào?:

a) Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay

b) Theo pháp luật về xây dựng

c) Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay, các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác liên quan (Đúng)

d) Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay, các quy định của pháp luật về xây dựng


4. Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?:

a) Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

b) Tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

c) Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện

d) Tất cả các quy định tại a, b và c (Đúng)


5. Việc giám sát đánh giá đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công căn cứ vào các quy định nào?:

a) Pháp luật về xây dựng

b) Pháp luật về đầu tư công

c) Pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng

d) Pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan (Đúng)


6. Những chủ thể nào bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian thi công xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp?:

a) Chủ đầu tư xây dựng công trình (Đúng)

b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình

c) Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình

d) Cả 3 chủ thể nêu tại a, b và c


7. Nội dung nào sau đây là đúng quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng?:

a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;

b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;

c) Cả nội dung a và b đều đúng (Đúng)

d) Các nội dung trên đều sai


8. Dự án đầu tư xây dựng được phân thành loại và nhóm A, B, C đối với các nguồn vốn nào?:

a) Nguồn vốn đầu tư công

b) Nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công

c) Nguồn vốn khác không phải nguồn vốn nêu tại điểm a và b

d) Tất cả các nguồn vốn nêu tại điểm a, b và c. (Đúng)


9. Đối với công trình cấp II và cấp III, quy định về thời gian thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như thế nào là đúng sau đây?:

a) Không quá 40 ngày

b) Không quá 30 ngày (Đúng)

c) Không quá 25 ngày

d) Không quá 20 ngày


10. Đối với công trình cấp II và cấp III, quy định về thời gian thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như thế nào là đúng sau đây?:

a) Không quá 40 ngày

b) Không quá 30 ngày (Đúng)

c) Không quá 25 ngày

d) Không quá 20 ngày


11. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, những công tác gì được liệt kê dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án?:

a) Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư

b) Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

c) Xin cấp phép xây dựng

d) Tất cả các công tác trên (Đúng)


12. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, công trình xây dựng được phân cấp phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở các căn cứ nào?:

a) Quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình (Đúng)

b) Thời hạn sử dụng, vật liệu

c) Yêu cầu xây dựng công trình

d) Tất cả các căn cứ trên


13. Việc phân loại công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên cơ sở tiêu chí nào?:

a) Theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình (Đúng)

b) Theo kiến trúc công trình

c) Do người quyết định đầu tư quy định

d) Do chủ đầu tư quy định


14. Những dự án đầu tư xây dựng nào có thể được phân chia thành các dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư để quản lý thực hiện như một dự án độc lập?:

a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A

b) Khi mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập (Đúng)

c) Dự án nhóm B, C

d) Cả 3 phương án a, b và c


15. Dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?:

a) Phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng

b) Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp

c) Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng và bảo vệ môi trường

d) Cả 3 phương án trên (Đúng)


16. Các dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhóm nào yêu cầu phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư?:

a) Dự án quan trọng quốc gia,

b) Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư

c) Dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công

d) Cả 3 phương án trên (Đúng)


17. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm trường hợp nào sau đây?:

a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo

b) Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);

c) Cả trường hợp a và b (Đúng)

d) Không bao gồm a và b


18. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án nào sau đây?:

a) Dự án từ nhóm B trở lên;

b) Dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý

c) Đáp án a và b đúng (Đúng)

d) Các dự án trên địa bàn phụ trách


19. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án nào sau đây?:

a) Dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư;

b) Dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên;

c) Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao;

d) Bao gồm tất cả các dự án trên (Đúng)


20. Đối với dự án quan trọng quốc gia có công nghệ hạn chế chuyển giao sử dụng vốn đầu tư công thì cơ quan nào sau đây thẩm định thiết kế công nghệ?:

a) Sở Xây dựng

b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư

c) Chủ đầu tư xây dựng

d) Hội đồng thẩm định nhà nước (Đúng)


21. Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây?:

a) Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;

b) Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

c) Cả trường hợp a và b (Đúng)

d) Không bao gồm các trường hợp ở trên


22. Đối với nguồn vốn khác thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định những dự án nào?:

a) Dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II, dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên

b) Dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên (Đúng)

c) Dự án đầu tư xây dựng có công trình từ cấp III trở lên và dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên

d) Chỉ dự án nhóm A


23. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án nào sau đây?:

a) Dự án sử dụng vốn đầu tư công; Dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

b) Dự án PPP; Dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác,

c) Cả a và b (Đúng)

d) Không bao gồm a và b


24. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, người quyết định đầu tư thẩm định những nội dung nào sau đây?:

a) Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu, quy mô đầu tư và các yêu cầu khác được xác định trong quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng;

b) Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế bản vẽ thi công về bảo đảm an toàn công trình và biện pháp bảo đảm an toàn công trình lân cận;

c) Việc lập tổng mức đầu tư xây dựng, xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng;

d) Tất cả các nội dung ở trên (Đúng)


25. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo hình thức giá có những loại nào?:

a) Hình thức trọn gói, hình thức theo thời gian

b) Hình thức điều chỉnh giá, Hình thức theo đơn giá cố định

c) Bao gồm các hình thức nêu tại a và b (Đúng)

d) Không có hình thức nào nêu tại a và b


26. Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực do ai quy định?:

a) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

b) Người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực (Đúng)

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng

d) Chủ đầu tư


27. Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây?:

a) Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;

b) Khi có thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt;

c) Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

d) Tất cả các nội dung trên (Đúng)


28. Chủ thể nào phải chịu trách nhiệm chính về an toàn lao động trên công trường?:

a) Chủ đầu tư

b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)

c) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình

d) Cả a, b và c


29. Các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phải tuân thủ theo các quy định nào?:

a) Điều lệ, quy chế hoạt động của Tập đoàn, Tổng công ty

b) Theo quy định Pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác liên quan

c) Bao gồm a và b (Đúng)

d) Chỉ tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng


30. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với nguồn vốn khác, chủ đầu tư có thể áp dụng hình thức quản lý dự án nào sau đây?:

a) Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực

b) Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực

c) Đáp án a và b là đúng (Đúng)

d) Đáp án a và b là sai


31. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hợp đồng xây dựng được ký kết vào thời điểm nào?:

a) Sau khi hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu

b) Sau khi hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc đàm phán hợp đồng (Đúng)

c) Trước khi khởi công xây dựng công trình

d) Cả 3 phương án a, b và c


32. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công thì hợp đồng xây dựng được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu bằng hình thức nào?:

a) Bằng văn bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

b) Bằng văn bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

c) Phương án a hoặc b (Đúng)

d) Cả 2 phương án a và b


33. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì khi ký kết hợp đồng xây dựng với bên giao thầu những nhà thầu nào trong liên danh phải cử đại diện hợp pháp của mình để ký hợp đồng?:

a) Nhà thầu được liên danh các nhà thầu cử làm đại diện cho liên danh

b) Tất cả các nhà thầu tham gia trong liên danh

c) Phương án a hoặc b (Đúng)

d) Bất kể nhà thầu nào trong liên danh theo yêu cầu của bên giao thầu


34. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công thì hiệu lực của hợp đồng xây dựng được tính từ thời điểm nào?:

a) Từ ngày ký kết hợp đồng

b) Từ ngày bên giao thầu nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu

c) Từ ngày do bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận trong hợp đồng. (Đúng)

d) Bao gồm cả a, b và c


35. Đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ được áp dụng đối với loại hợp đồng nào?:

a) Hợp đồng theo đơn giá cố định; hợp đồng theo thời gian

b) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian (Đúng)

c) Cả a và b

d) a hoặc b


36. Trước khi ký kết hợp đồng EPC các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu nào sau đây?:

a) Phạm vi công việc dự kiến thực hiện theo hợp đồng EPC; Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, loại, cấp công trình; quy mô, công suất và phương án sản phẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng;

b) Các thông tin về các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn của khu vực nơi xây dựng công trình; Các yêu cầu về thiết kế xây dựng và một số thông số thiết kế ban đầu;

c) Bao gồm cả nội dung a và b (Đúng)

d) Không bao gồm nội dung a và b


37. Đối với các gói thầu thi công xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp nào?:

a) Trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra các trường hợp bất khả kháng

b) Do bên giao thầu thay đổi thiết kế hoặc bàn giao mặt bằng không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng

c) Đáp án a và b đúng (Đúng)

d) Các trường hợp trên đều không đúng


38. Hợp đồng EPC là loại hợp đồng thực hiện những công việc gì?:

a) Thiết kế và thi công xây dựng

b) Thiết kế và cung cấp vật tư, thiết bị

c) Thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Đúng)

d) Lập dự án, thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng


39. Đối với hợp đồng EPC ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn của tổng thầu, nhà thầu còn phải lập tiến độ thực hiện cho những công việc nào dưới đây?:

a) Tiến độ cho công việc thiết kế

b) Tiến độ cho công việc cung cấp thiết bị và thi công xây dựng

c) Tiến độ cho công việc thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Đúng)

d) Tiến độ cho công việc thiết kế và thi công xây dựng


40. Đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, nhà thầu chính có quyền giao 100% công việc của hợp đồng đã ký kết với bên giao thầu cho nhà thầu phụ không?:

a) Có

b) Không (Đúng)

c) Tùy thuộc vào tình hình cụ thể và nhà thầu chính quyết định

d) Do bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận


41. Theo quy định của pháp luật Xây dựng hiện hành, nhà thầu nào có trách nhiệm lập biện pháp an toàn cho người và thiết bị thi công công trình trên công trường xây dựng?:

a) Nhà thầu thiết kế

b) Nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)

c) Chủ đầu tư

d) Tư vấn giám sát thi công xây dựng


42. Hồ sơ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không bao gồm tài liệu nào dưới đây?:

a) Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

b) Thiết kế cơ sở của dự án

c) Thiết kế kỹ thuật của dự án (Đúng)

d) Giấy tờ liên quan đến đất đai


43. Công tác nào sau đây không nằm trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng?:

a) Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán

b) Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng

c) Thẩm định, phê duyệt dự án (Đúng)

d) Nghiệm thu công việc xây dựng


44. Đối với các bộ, cơ quan ở trung ương: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập theo tiêu chí nào sau đây?:

a) Phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý

b) Theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực

c) Đáp án a hoặc b (Đúng)

d) Đáp án a và b


45. Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì nhiệm vụ, quyền hạn của tư vấn QLDA do ai quyết định?:

a) Do chủ đầu tư thông qua hợp đồng (Đúng)

b) Do pháp luật quy định

c) Do người quyết định đầu tư

d) Cấp trên của tổ chức tư vấn quản lý dự án


46. Theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành, hợp đồng xây dựng không có hình thức nào dưới đây?:

a) Hợp đồng trọn gói

b) Hợp đồng theo tỷ lệ % (Đúng)

c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

d) Hợp đồng theo đơn giá cố định


47. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nhận thầu có được thay đổi người đại diện quản lý thực hiện hợp đồng không?:

a) Có

b) Không

c) Có nhưng phải được sự chấp thuận của bên giao thầu (Đúng)

d) Cả a, b và c đều không đúng


48. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào sau đây?:

a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp, trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

c) Đáp ứng cả a và b (Đúng)

d) Không cần đáp ứng những yêu cầu trên


49. Những cá nhân nào dưới đây không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?:

a) Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình

b) Chủ trì thiết kế bộ môn trong công trình xây dựng

c) Cá nhân giám sát thi công của nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)

d) Cán bộ tư vấn giám sát thi công xây dựng


50. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng hạng 1 phải đáp ứng các điều kiện gì?:

a) Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp

b) Có thời gian làm công tác thiết kế xây dựng tối thiểu 7 năm

c) Đã làm chủ nhiệm thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực phù hợp ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên

d) Cả a, b và c (Đúng)


51. Điều kiện nào dưới đây không yêu cầu đối với giám đốc QLDA hạng I?:

a) Đã là chủ nhiệm lập dự án ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B (Đúng)

b) Có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng

c) Có thời gian tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 7 năm

d) Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc giám sát thi công xây dựng hạng I


52. Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công công trình?:

a) Chủ đầu tư

b) Nhà thầu thiết kế xây dựng

c) Nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)

d) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng


53. Chủ thể nào có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thi công xây dựng công trình?:

a) Chủ đầu tư

b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

c) Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)

d) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng


54. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các nội dung nào sau đây?:

a) Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);

c) Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình.

d) Bao gồm tất cả các nội dung ở trên (Đúng)


55. Số bước thiết kế xây dựng do ai quyết định?:

a) Người quyết định đầu tư khi phê duyệt dự án (Đúng)

b) Chủ đầu tư khi triển khai thực hiện dự án

c) Tổ chức tư vấn khi lập dự án đầu tư xây dựng

d) Cả 3 phương án trên đều sai


56. Chủ thể nào có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình xây dựng?:

a) Chủ đầu tư xây dựng công trình

b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)

c) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

d) Cả 3 phương án trên đều đúng


57. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?:

a) Các yêu cầu về quy hoạch

b) Các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường

c) Các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh

d) Cả 3 phương án a, b và c (Đúng)


58. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được xem xét điều chỉnh trong những trường hợp nào?:

a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác

b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại

c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án

d) Cả a, b và c (Đúng)


59. Theo quy định của pháp luật về môi trường, những loại dự án nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?:

a) Dự án quan trọng quốc gia

b) Dự án đầu tư xây dựng đô thị mới, khu dân cư tập trung

c) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất và tài nguyên thiên nhiên có quy mô lớn

d) Cả a, b và c (Đúng)


60. Trường hợp công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng, thời gian thực hiện ngắn thì áp dụng hình thức hợp đồng nào là hợp lý nhất?:

a) Hợp đồng trọn gói (Đúng)

b) Hợp đồng theo đơn giá

c) Hợp đồng theo thời gian

d) Hợp đồng theo đơn giá cố định


61. Trường hợp công việc chưa đủ điều kiện để xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng thì nên áp dụng hình thức hợp đồng nào là thích hợp nhất?:

a) Hợp đồng trọn gói

b) Hợp đồng theo đơn giá cố định (Đúng)

c) Hợp đồng theo thời gian

d) Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm


62. Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp nào sau đây?:

a) Bên nhận thầu bị phá sản hoặc Bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng 45 ngày liên tục mà không có lý do

b) Bên nhận thầu chuyển nhượng lợi ích của hợp đồng xây dựng cho bên khác mà không có nêu trong hợp đồng đã ký kết

c) Bao gồm các đáp án a và b (Đúng)

d) Việc chấm dứt hợp đồng là do bên giao thầu quyết định


63. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng là bản vẽ của bước thiết kế nào?:

a) Thiết kế cơ sở

b) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định (Đúng)

c) Thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt

d) Một trong phương án a, b hoặc c


64. Khi khởi công xây dựng công trình yêu cầu phải có các điều kiện nào dưới đây?:

a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng

b) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt

c) Đáp ứng cả điều kiện nêu tại a và b (Đúng)

d) Chỉ cần đáp ứng điều kiện a hoặc b


65. Ai có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng?:

a) Người quyết định đầu tư (Đúng)

b) Chủ đầu tư

c) Ban quản lý dự án

d) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền


66. Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan nào?:

a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng

b) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

c) Các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

d) Bao gồm cả a, b và c (Đúng)


67. Theo quy định của Luật Xây dựng, công tác thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của ai?:

a) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng (Đúng)

b) Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư

c) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư

d) Tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng


68. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư có thể giao đơn vị nào sau đây làm chủ đầu tư?:

a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;

b) Cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý;

c) Đáp án a và b đúng (Đúng)

d) Đơn vị được giao khai thác vận hành công trình


69. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công đã được phê duyệt do ai quyết định?:

a) Người quyết định đầu tư (Đúng)

b) Chủ đầu tư

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng

d) Bao gồm cả a, b và c


70. Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây?:

a) Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;

b) Khi có thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt;

c) Đáp án a và b đều đúng (Đúng)

d) Đáp án a và b đều sai


71. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức như thế nào sau đây?:

a) Là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư

b) Được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.

d) Bao gồm tất cả những nội dung trên (Đúng)


72. Trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, tổ chức tư vấn lập dự án có các nghĩa vụ gì?:

a) Thực hiện theo nội dung hợp đồng đã được ký kết với chủ đầu tư

b) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết;

c) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp và vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư

d) Bao gồm a, b và c (Đúng)


73. Hồ sơ của hợp đồng xây dựng gồm các tài liệu nào dưới đây?:

a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu

b) Các bản vẽ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), Biên bản đàm phán hợp đồng

c) Bao gồm đáp án a và b (Đúng)

d) Không cần các tài liệu quy định tại a và b


74. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng các điều kiện nào sau đây?:

a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định

c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

d) Cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện ở trên (Đúng)


75. Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định khi thực hiện các hoạt động xây dựng nào sau đây?:

a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

b) Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

c) Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

d) Tất cả các nội dung ở trên (Đúng)


76. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công thì Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được lập theo quy định nào?:

a) Pháp luật về xây dựng

b) Pháp luật về đầu tư công

c) Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công (Đúng)

d) Pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư, pháp luật xây dựng


77. Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP theo quy định của pháp luật nào sau đây?:

a) Pháp luật về đầu tư xây dựng

b) Pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Đúng)

c) Pháp luật về đầu tư công

d) Pháp luật về đầu tư và đầu tư công


78. Việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, không bao gồm nội dung nào sau đây?:

a) Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở;

b) Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng;

c) Phương án lựa chọn nhà thầu; (Đúng)

d) Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;


79. Cơ quan chuyên môn về xây dựng từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trong trường hợp nào sau đây?:

a) Trình thẩm định không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định

b) Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định

c) Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định

d) Tất cả các trường hợp trên (Đúng)


80. Trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào là đúng sau đây?:

a) Giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án; (Đúng)

b) Xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án;

c) Giám sát việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu thi công và giám sát thi công

d) Xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án;


81. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện chung gì?:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật

b) Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề và phải đạt kết quả sát hạch theo quy định

c) Bao gồm a và b (Đúng)

d) Chỉ cần đạt được kết quả sát hạch theo quy định là đủ


82. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện gì?:

a) Những cá nhân chủ chốt của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực và hạng năng lực mà tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

b) Tổ chức đã thực hiện công việc tương tự loại, cấp công trình

c) Phải có thời gian tham gia hoạt động xây dựng tối thiểu 3 năm

d) Đáp ứng cả điều kiện a và b ở trên (Đúng)


83. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm với ai về công việc do mình thực hiện?:

a) Chủ đầu tư

b) Thầu chính hoặc tổng thầu (Đúng)

c) Chủ đầu tư và thầu chính hoặc tổng thầu

d) Chịu trách nhiệm với ai là căn cứ vào các điều khoản cam kết trong hợp đồng xây dựng


84. Trường hợp phải thuê thầu phụ để thực hiện một số phần việc trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư thì cần phải có chấp thuận của ai?:

a) Người quyết định đầu tư

b) Chủ đầu tư (Đúng)

c) Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư tùy thuộc vào từng gói thầu

d) Không cần phải có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức nào


85. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng phải được nộp cho bên giao thầu khi nào?:

a) Trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực (Đúng)

b) Sau khi hợp đồng được ký kết

c) Trước khi khởi công xây dựng công trình

d) Bao gồm cả a, b và c


86. Bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu thi công xây dựng có hiệu lực đến khi nào?:

a) Đến khi nhà thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng

b) Sau khi chủ đầu tư đã nhận được bảo đảm bảo hành của nhà thầu

c) Đáp án a hoặc b do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng (Đúng)

d) Sau khi công việc theo hợp đồng đã hoàn thành bàn giao chủ chủ đầu tư


87. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định nào sau đây là đúng?:

a) Được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động

b) Không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

c) Tuân thủ cả quy định a và b (Đúng)

d) Được tham gia các hoạt động xây dựng đối với những dự án nhóm C, công trình cấp II trở xuống


88. Theo quy định của pháp luật xây dựng, cá nhân khi thực hiện các hoạt động xây dựng nào sau đây không cần phải có chứng chỉ hành nghề?:

a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình (Đúng)

b) Thiết kế, giám sát thi công hệ thống kết cấu công trình xây dựng

c) Không nội dung nào ở trên

d) Cả a và b đúng


89. Tổ chức hoạt động xây dựng mới được thành lập có những cá nhân có chứng chỉ hành nghề hạng 1 phù hợp với lĩnh vực mà tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, nhưng chưa ký hợp đồng để thực hiện bất kể công việc gì trong hoạt động đầu tư xây dựng thì có được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1 không?:

a) Có

b) Không (Đúng)

c) Có, nhưng chỉ được xem cấp chứng chỉ hành năng lực cho lĩnh vực định giá xây dựng

d) Có, nhưng chỉ được xem cấp chứng chỉ hành năng lực cho các lĩnh vực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng


90. Bước thiết kế công trình xây dựng nào mới đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình?:

a) Thiết kế cơ sở

b) Thiết kế kỹ thuật

c) Thiết kế bản vẽ thi công (Đúng)

d) Một trong ba bước thiết kế trên đều được


Bộ câu hỏi pháp luật riêng theo lĩnh vực


1. Trong hoạt động xây dựng có các loại hình khảo sát xây dựng nào?:

a) Khảo sát địa hình

b) Khảo sát địa chất công trình

c) Khảo sát địa chất thủy văn

d) Bao gồm cả 3 loại hình nêu tại a, b và c (Đúng)


2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập phục vụ công tác nào sau đây?:

a) Lập tổng mức đầu tư xây dựng

b) Lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình (Đúng)

c) Đáp án a và b đều đúng

d) Đáp án a và b đều sai


3. Đối với công tác khảo sát xây dựng, nội dung nào sau đây không thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư?:

a) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng;

b) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;

c) Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

d) Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu của nhà thầu thiết kế (Đúng)


4. Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi bổ sung khi nào?:

a) Phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;

b) Khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

c) Khi đơn vị khảo sát thay đổi nhân lực và thiết bị khảo sát xây dựng;

d) Đáp án a và b; (Đúng)


5. Nhà thầu khảo sát xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng công tác khảo sát xây dựng do mình thực hiện thế nào?:

a) Nhà thầu hoàn thành trách nhiệm khi bản vẽ thi công được thẩm định và phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền;

b) Kết quả thẩm định hay phê duyệt kết quả khảo sát không làm giảm trách nhiệm của Nhà thầu; (Đúng)

c) Nhà thầu hoàn thành trách nhiệm khi công trình được nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng;

d) Nhà thầu được giảm trách nhiệm khi báo cáo khảo sát xây dựng được chấp thuận bởi cấp có thẩm quyền;


6. Nhà thầu khảo sát xây dựng có được giảm trách nhiệm đối với chất lượng công tác khảo sát xây dựng? Khi::

a) Hồ sơ thiết kế đã được thẩm tra và thẩm định xong;

b) Báo cáo khảo sát xây dựng được đơn vị thẩm tra đánh giá đạt yêu cầu;

c) Chủ đầu tư đã chấp thuận và phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;

d) Không được giảm trách nhiệm trong những tình huống trên; (Đúng)


7. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không cần có những nội dung nào dưới đây?:

a) Những căn cứ thực hiện, quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng;

b) Các chi phí thực hiện theo dự toán và chi phí phát sinh trong quá trình khảo sát xây dựng; (Đúng)

c) Khối lượng đã thực hiện, kết quả và số liệu sau khi thí nghiệm phân tích;

d) Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình.


8. Nhà thầu khảo sát xây dựng có những trách nhiệm gì dưới đây?:

a) Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng;

b) Cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng khảo sát xây dựng;

c) Cả nội dung a và b ở trên; (Đúng)

d) Không cần nội dung nào ở trên;


9. Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức giám sát khảo sát xây dựng?:

a) Chủ đầu tư; (Đúng)

b) Nhà thầu giám sát thi công;

c) Nhà thầu thiết kế xây dựng;

d) Nhà thầu khảo sát;


10. Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung nào dưới đây?:

a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm;

b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm;

c) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Kiểm tra thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.

d) Tất cả những nội dung trên; (Đúng)


11. Đơn vị nào lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng?:

a) Chủ đầu tư;

b) Nhà thầu khảo sát; (Đúng)

c) Nhà thầu thiết kế xây dựng;

d) Nhà thầu giám sát thi công;


12. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp nào sau đây?:

a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế

b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế

c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường

d) Tất cả các trường hợp ở trên (Đúng)


13. Trường hợp nào khi điều chỉnh thiết kế phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định lại?:

a) Thay đổi kết cấu chịu lực công trình (Đúng)

b) Thay đổi vật liệu sử dụng cho công trình

c) Thay đổi biện pháp tổ chức thi công

d) Bao gồm cả 3 trường hợp a, b và c


14. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt cùng với phê duyệt thiết kế, dự toán hay phê duyệt riêng?:

a) Phê duyệt riêng với phê duyệt thiết kế

b) Phê duyệt cùng với khi phê duyệt thiết kế

c) Do người có thẩm quyền phê duyệt quyết định (Đúng)

d) Chỉ dẫn kỹ thuật không phải phê duyệt


15. Trong quá trình thẩm định, trường hợp lựa chọn tổ chức thẩm tra phục vụ thẩm định, các bên phải tuân thủ quy định nào sau đây?:

a) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư;

b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;

c) Tuân thủ cả a và b (Đúng)

d) Không cần tuân thủ nội dung nào ở trên


16. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng cần có những nội dung nào sau đây?:

a) Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;

b) Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;

c) Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;

d) Tất cả các nội dung ở trên (Đúng)


17. Chủ đầu tư có trách nhiệm thế nào trong công tác khảo sát xây dựng?:

a) Kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

b) Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng.

c) Đáp án a và b đúng (Đúng)

d) Đáp án a hoặc b đúng


18. Cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp đã được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, được chủ trì thiết kế công trình cấp mấy?:

a) Cấp II trở xuống.

b) Cấp III trở xuống. (Đúng)

c) Cấp IV.

d) Không được chủ trì thiết kế xây dựng.


19. Chủ đầu tư không có quyền nào dưới đây?:

a) Tự thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;

b) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập;

c) Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;

d) Yêu cầu tư vấn khảo sát sử dụng kết quả khảo sát của dự án liền kề. (Đúng)


20. Chủ đầu tư không có trách nhiệm nào dưới đây?:

a) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng

b) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát

c) Trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định phương án kỹ thuật và dự toán cho công tác khảo sát xây dựng (Đúng)

d) Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật


21. Nhà thầu khảo sát xây dựng có quyền nào dưới đây?:

a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng

b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng

c) Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng

d) Cả 3 phương án trên đều đúng (Đúng)


22. Nhà thầu khảo sát có nghĩa vụ gì?:

a) Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và hợp đồng khảo sát xây dựng; (Đúng)

b) Không phải đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;

c) Không chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ.

d) Cả 3 phương án trên đều đúng


23. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng các yêu cầu nào?:

a) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật

b) Quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng

c) Bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng

d) Đáp ứng tất cả các yêu cầu nêu tại a, b và c (Đúng)


24. Trường hợp nào khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình không được tự tổ chức thiết kế xây dựng?:

a) Nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2

b) Nhà ở có chiều cao dưới 3 tầng

c) Nhà ở dưới 3 tầng nhưng có chiều cao trên 12 mét. (Đúng)

d) Cả 3 trường hợp a, b và c


25. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải có nội dung nào sau đây?:

a) Nhiệm vụ khảo sát xây dựng, quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng

b) Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng, quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng (Đúng)

c) Khái quát về vị trí phương án kỹ thuật công trình

d) Các đáp án trên đều sai


26. Khi lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng cần đảm bảo có những nội dung nào sau đây:

a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng áp dụng

b) Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng

c) Tiến độ thực hiện

d) Tất cả các nội dung trên (Đúng)


27. Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện nhóm B sử dụng vốn đầu tư công, có công trình cấp cao nhất là cấp I do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sát thiết kế cơ sở?:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng

b) Sở Xây dựng (Đúng)

c) Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư

d) Cả 3 phương án A, B và C đều sai


28. Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện nhóm A sử dụng đầu tư công, có công trình cấp cao nhất là cấp II do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào thẩm định thiết kế thiết kế xây dựng triển khai sát thiết kế cơ sở?:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng (Đúng)

b) Sở Xây dựng

c) Sở Kế hoạch và đầu tư

d) Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư


29. Chủ đầu tư có quyền gì trong công tác thiết kế xây dựng?:

a) Tự thực hiện thiết kế xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định

b) Yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế xây dựng không tuân thủ quy chuẩn xây dựng

c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan (Đúng)

d) Không được giám sát thực hiện hợp đồng thiết kế đã ký kết với nhà thầu


30. Những nội dung nào sau đây thuộc nhiệm vụ khảo sát xây dựng?:

a) Mục đích và phạm vi khảo sát;

b) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;

c) Khối lượng các loại công tác khảo sát xây dựng (dự kiến) và dự toán chi phí cho công tác khảo sát xây dựng;

d) Tất cả các nội dung trên (Đúng)


Bộ câu hỏi chuyên môn theo lĩnh vực


1. Để bố trí công trình có thể sử dụng các phương pháp nào?:

a) Phương pháp tọa độ vuông góc

b) Phương pháp tọa độ cực; giao hội

c) Phương pháp đường chuyền toàn đạc; tam giác khép kín

d) Một trong các phương pháp trên (Đúng)


2. Bố trí công trình được thực hiện theo trình tự nào::

a) Chuyển trục ra thực địa và giác móng; Lập lưới bố trí công trình; Định vị công trình; Bố trí các trục phụ; Bố trí chi tiết các trục dọc và ngang; Chuyển trục và độ cao lên các tầng; Bố trí các điểm chi tiết; Đo vẽ hoàn công

b) Lập lưới bố trí công trình; Định vị công trình; Chuyển trục ra thực địa và giác móng; Bố trí các trục phụ; Bố trí chi tiết các trục dọc và ngang; Đo vẽ hoàn công; Chuyển trục và độ cao lên các tầng; Bố trí các điểm chi tiết

c) Lập lưới bố trí công trình; Định vị công trình; Chuyển trục ra thực địa và giác móng; Bố trí các trục phụ; Bố trí chi tiết các trục dọc và ngang; Chuyển trục và độ cao lên các tầng; Bố trí các điểm chi tiết; Đo vẽ hoàn công (Đúng)

d) Định vị công trình; Chuyển trục ra thực địa và giác móng; Lập lưới bố trí công trình; Bố trí các trục phụ; Bố trí chi tiết các trục dọc và ngang; Chuyển trục và độ cao lên các tầng; Bố trí các điểm chi tiết; Đo vẽ hoàn công


3. Các bản vẽ thiết kế cần thiết cần giao cho nhà thầu gồm::

a) Bản đồ tỷ lệ lớn; Bản vẽ bố trí các trục chính công trình; Bản vẽ móng công trình; Bản vẽ mặt cắt công trình.

b) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình; Bản đồ tỷ lệ lớn; Bản vẽ móng công trình; Bản vẽ mặt cắt công trình.

c) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình; Bản vẽ bố trí các trục chính công trình; Bản vẽ móng công trình; Bản đồ tỷ lệ lớn.

d) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình; Bản vẽ bố trí các trục chính công trình; Bản vẽ móng công trình; Bản vẽ mặt cắt công trình. (Đúng)


4. Yêu cầu độ chính xác công trình phụ thuộc vào::

a) Kích thước hạng mục; chất lượng xây dựng; tính chất; hình thức kết cấu; trình tự và phương pháp thi công xây lắp.

b) Kích thước hạng mục; vật liệu xây dựng; tính chất; hình thức kết cấu móng; trình tự và phương pháp thi công xây lắp.

c) Chiều cao công trình; vật liệu xây dựng; tính chất; hình thức kết cấu; trình tự và phương pháp thi công xây lắp.

d) Kích thước hạng mục; vật liệu xây dựng; tính chất; hình thức kết cấu; trình tự và phương pháp thi công xây lắp. (Đúng)


5. Có mấy cấp chính xác khi bố trí công trình::

a) 4 cấp

b) 5 cấp

c) 6 cấp (Đúng)

d) 7 cấp


6. Cấp chính xác bố trí công trình cấp 3 có đặc trưng độ chính xác như thế nào::

a) mβ = 5”, ms/s = 1/15000, mh = 1 mm/trạm

b) mβ = 10”, ms/s = 1/10000, mh = 2 mm/trạm

c) mβ = 20”, ms/s = 1/5000, mh = 2.5 mm/trạm (Đúng)

d) mβ = 30”, ms/s = 1/5000, mh = 3 mm/trạm


7. Nếu chiều cao mặt bằng thi công xây dựng từ 60 đến 100m thì sai số trung phương xác định độ cao trên mặt bằng thi công xây dựng so với mặt bằng gốc là bao nhiêu?:

a) 3 mm

b) 4 mm

c) 5 mm (Đúng)

d) 6 mm


8. Độ chính xác của công tác đo đạc kiểm tra kích thước hình học và đo vẽ hoàn công không được lớn hơn::

a) 20% dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc hồ sơ thiết kế. (Đúng)

b) 25% dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc hồ sơ thiết kế.

c) 30% dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc hồ sơ thiết kế.

d) 35% dung sai cho phép của kích thước hình học được cho trong tiêu chuẩn chuyên ngành hoặc hồ sơ thiết kế.


9. Sai số giới hạn cho phép khi đo chuyển dịch ngang đối với công trình xây dựng trên nền đất cát, đất sét và các loại đất chịu nén khác::

a) 1 mm

b) 3 mm (Đúng)

c) 5 mm

d) 10 mm


10. Sai số cho phép đo độ nghiêng của ống khói, tháp cột cao không vượt quá::

a) 0.00001 x H

b) 0.0001 x H

c) 0.0005 x H (Đúng)

d) 0.001 x H (H là chiều cao công trình)


11. Trên khu vực thành phố và công nghiệp lưới trắc địa đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn được thiết kế phải đảm bảo các chỉ tiêu nào?:

a) Độ chính xác của mạng lưới khống chế ở cấp trên phải đảm bảo cho việc tăng dầy cho cấp dưới

b) Mật độ điểm khống chế phải thỏa mãn các yêu cầu đo vẽ

c) Đối với khu vực nhỏ thì sử dụng hệ tọa độ độc lập

d) Cả ba chỉ tiêu trên (Đúng)


12. Sai số vị trí điểm khống chế đo vẽ so với điểm khống chế cơ sở gần nhất không vượt quá::

a) 0.10 mm trên bản đồ đối với vùng rậm rạp

b) 0.15 mm trên bản đồ đối với vùng rậm rạp (Đúng)

c) 0.20 mm trên bản đồ đối với vùng rậm rạp

d) 0.25 mm trên bản đồ đối với vùng rậm rạp


13. Sai số độ cao của điểm khống chế đo vẽ so với điểm độ cao cơ sở gần nhất không được vượt quá::

a) 1/3 khoảng cao đều ở vùng núi

b) 1/6 khoảng cao đều ở vùng núi (Đúng)

c) 1/10 khoảng cao đều ở vùng núi

d) 1/12 khoảng cao đều ở vùng núi


14. Khi đo vẽ ở khu vực chưa xây dựng cần sử dụng bản đồ các loại tỷ lệ nào?:

a) 1:500 và 1:1000

b) 1:2000

c) 1:5000

d) Một trong các tỷ lệ trên (Đúng)


15. Sai số trung bình vị trí mặt bằng của các vật cố định, quan trọng so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất không vượt quá::

a) 0.15 mm trên bản đồ

b) 0.2 mm trên bản đồ

c) 0.3 mm trên bản đồ (Đúng)

d) 0.4 mm trên bản đồ


16. Sai số độ cao của điểm khống chế đo vẽ so với điểm độ cao cơ sở gần nhất không được vượt quá::

a) 1/3 khoảng cao đều ở vùng đồng bằng

b) 1/6 khoảng cao đều ở vùng đồng bằng

c) 1/10 khoảng cao đều ở vùng đồng bằng (Đúng)

d) 1/12 khoảng cao đều ở vùng đồng bằng


17. Khi đo vẽ ở khu vực đã xây dựng cần sử dụng bản đồ các loại tỷ lệ nào?:

a) 1:200

b) 1:500

c) 1:1000

d) Một trong ba tỷ lệ trên (Đúng)


18. Khi đo vẽ ở khu vực đã xây dựng sử dụng các phương pháp nào để đo vẽ chi tiết?:

a) Phương pháp tọa độ cực

b) Phương pháp giao hội góc, cạnh

c) Phương pháp tọa độ vuông góc

d) Cả ba phương pháp a,b,c (Đúng)


19. Mạng lưới gồm các điểm có tọa độ được xác định chính xác và được đánh dấu bằng các mốc kiên cố trên mặt bằng xây dựng và được sử dụng làm cơ sở để bố trí các hạng mục công trình từ bản vẽ thiết kế ra thực địa là::

a) Lưới khống chế cơ sở

b) Lưới khống chế thi công (Đúng)

c) Lưới khống chế đo vẽ

d) Lưới khống chế đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn


20. Hệ tọa độ của lưới khống chế thi công phải là::

a) Hệ tọa độ giả định

b) Hệ tọa độ đã dùng trong các giai đoạn khảo sát và thiết kế công trình (Đúng)

c) Hệ tọa độ nhà nước

d) Một trong các phương án trên


21. Lưới khống chế thi công có thể có các dạng nào?:

a) Lưới ô vuông xây dựng

b) Lưới đường chuyền đa giác (Đúng)

c) Lưới tam giác đo góc cạnh kết hợp

d) Một trong các phương án trên


22. Số bậc của lưới khống chế mặt bằng thi công tối đa là bao nhiêu bậc?:

a) 2

b) 3

c) 4 (Đúng)

d) 5


23. Mật độ các điểm của lưới khống chế mặt bằng thi công đối với các công trình xây dựng công nghiệp nên chọn như thế nào?:

a) 1 điểm trên 1 đến 2 ha

b) 1 điểm trên 2 đến 3 ha (Đúng)

c) 1 điểm trên 3 đến 5 ha

d) 1 điểm trên 5 đến 10 ha


24. Số điểm khống chế mặt bằng tối thiểu của lưới thi công là bao nhiêu?:

a) 2

b) 3

c) 4 (Đúng)

d) 5


25. Lưới khống chế độ cao phục vụ công tác thi công các công trình lớn có diện tích lớn hơn 100 ha được thành lập bằng phương pháp đo cao hình học với độ chính xác tương đương với thủy chuẩn cấp hạng nào?:

a) Hạng II

b) Hạng III (Đúng)

c) Hạng IV

d) Kỹ thuật


26. Lưới khống chế độ cao phục vụ công tác thi công các công trình lớn có diện tích nhỏ hơn 100 ha được thành lập bằng phương pháp đo cao hình học với độ chính xác tương đương với thủy chuẩn cấp hạng nào?:

a) Hạng II

b) Hạng III

c) Hạng IV (Đúng)

d) Kỹ thuật


27. Loại công trình nào khi lập lưới khống chế thi công yêu cầu độ chính xác: mβ = 5", ms/s = 1/10000, mh = 6 mm/km?:

a) Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi lớn hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích lớn hơn 10 ha.

b) Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi nhỏ hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích từ 1 ha đến 10 ha. (Đúng)

c) Nhà và công trình xây dựng trên diện tích nhỏ hơn 1 ha, đường trên mặt đất và các đường ống ngầm trong phạm vi xây dựng.

d) Đường trên mặt đất và các đường ống ngầm ngoài phạm vi xây dựng.


28. Loại công trình nào khi lập lưới khống chế thi công yêu cầu độ chính xác: mβ = 10", ms/s = 1/5000, mh = 10 mm/km?:

a) Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi lớn lơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích lớn lơn 10 ha.

b) Xí nghiệp, các cụm nhà và công trình xây dựng trên phạm vi nhỏ hơn 100 ha, từng ngôi nhà và công trình riêng biệt trên diện tích từ 1 ha đến 10 ha.

c) Nhà và công trình xây dựng trên diện tích nhỏ hơn 1 ha, đường trên mặt đất và các đường ống ngầm trong phạm vi xây dựng. (Đúng)

d) Đường trên mặt đất và các đường ống ngầm ngoài phạm vi xây dựng.


29. Việc thành lập lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công phải được hoàn thành và bàn giao chậm nhất bao nhiêu tuần trước khi khởi công xây dựng công trình?:

a) 1 tuần.

b) 2 tuần. (Đúng)

c) 3 tuần.

d) 4 tuần.


30. Việc đo độ lún công trình cần tiến hành thường xuyên cho đến tốc độ lún công trình::

a) -2 mm/năm (Đúng)

b) 2-3 mm/năm

c) 1-3 mm/năm

d) 3-5 mm/năm


31. Để đo độ lún công trình cần sử dụng các máy thủy chuẩn có độ phóng đại không nhỏ hơn::

a) 40 lần

b) 24 lần (Đúng)

c) 16 lần

d) 20 lần


32. Để đo độ lún công trình cần sử dụng các máy thủy chuẩn có giá trị khoảng chia trên ống nước dài không vượt quá::

a) 25

b) 20

c) 12 (Đúng)

d) 15


33. Trước khi đo độ lún công trình, so với máy tự động cân bằng, máy không tự động cân bằng phải kiểm nghiệm bổ sung các nội dung nào::

a) Kiểm tra hoạt động của vít nghiêng bằng mia; kiểm tra độ chính xác của trục ngắm khi điều chỉnh tiêu cự; kiểm nghiệm và hiệu chỉnh vị trí bọt nước dài.

b) Xác định giá trị vạch khắc của ống nước dài và sai số hình ảnh parabol; xác định giá trị vạch chia của bộ đo cực nhỏ trên các khoảng cách khác nhau; kiểm nghiệm và hiệu chỉnh vị trí bọt nước dài.

c) Xác định giá trị vạch chia của bộ đo cực nhỏ trên các khoảng cách khác nhau; kiểm tra hoạt động của vít nghiêng bằng mia; kiểm nghiệm và hiệu chỉnh vị trí bọt nước dài.

d) Xác định giá trị vạch khắc của ống nước dài và sai số hình ảnh parabol; kiểm tra hoạt động của vít nghiêng bằng mia; kiểm nghiệm và hiệu chỉnh vị trí bọt nước dài. (Đúng)


34. Cần có biện pháp loại trừ ảnh hưởng của góc i trước khi đo khi góc i dao động quá:

a) 10

b) 12 (Đúng)

c) 20

d) 25


35. Xác định sai số khoảng chia 1dm trên thang chính và thang phụ (nếu có) của mia Invar, sai số này không được vượt quá:

a) 0.20 mm

b) 0.15 mm (Đúng)

c) 0.25 mm

d) 0.10 mm


36. Mốc chuẩn cần thỏa mãn các yêu cầu nào::

a) Giữ được ổn định trong suốt quá trình đo độ lún công trình

b) Cho phép kiểm tra một cách tin cậy độ ổn định của các mốc khác

c) Cho phép dẫn độ cao đến các mốc đo lún một cách thuận lợi

d) Cả ba yêu cầu trên (Đúng)


37. Mốc đo độ lún có các loại sau::

a) Mốc gắn tường, cột

b) Mốc nền móng

c) Mốc chôn sâu

d) Cả ba loại a,b,c (Đúng)


38. Nên bố trí mốc chuẩn có khoảng cách đến công trình là::

a) 50-100m (Đúng)

b) 100-200m

c) 200-300m

d) 300-500m


39. Kết quả đo độ lún công trình được sử dụng để giải quyết nhiệm vụ gì::

a) Đánh giá, kiểm chứng các giải pháp thiết kế nền, móng và cung cấp tài liệu cho

b) Đánh giá, kiểm chứng các giải pháp thiết kế và làm cơ sở để đưa ra các biện pháp thi công công trình

c) Đánh giá, kiểm chứng các giải pháp thiết kế nền, móng và làm cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng chống sự cố (Đúng)

d) Kiểm tra độ ổn định của công trình và cung cấp tài liệu cho xây dựng công trình


40. Số lượng mốc chuẩn khi đo lún các công trình xây dựng cần ít nhất là::

a) 2

b) 3 (Đúng)

c) 4

d) 5


41. Mốc chuẩn có dạng cọc ống (loại A) được áp dụng khi đo lún các công trình xây dựng nào:

a) Nền đất đá ổn định, chiều sâu khá lớn, khu vực thi công chịu tác động của lực động học (Đúng)

b) Móng cọc chiều sâu đạt đến lớp đất đá tốt được sử dụng để tựa cọc công trình

c) Trên nền đất đá kém ổn định

d) Cả ba loại trên


42. Việc đo lún công trình được chia thành các cấp như thế nào?:

a) Ba cấp (cấp I: ±1 mm; cấp II: ±2 mm; cấp III: ±5 mm) (Đúng)

b) Ba cấp (cấp I: ±2 mm; cấp II: ±5 mm; cấp III: ±10 mm)

c) Ba cấp (cấp I: ±0.5 mm; cấp II: ±1 mm; cấp III: ±2 mm)

d) Bốn cấp (cấp I: ±1 mm; cấp II: ±2 mm; cấp III: ±5 mm; cấp IV: ±10 mm)


43. Đo độ lún của nền móng các nhà và công trình được xây dựng trên nền đất cứng, các công trình quan trọng, các công trình có ý nghĩa đặc biệt phải chọn cấp độ đo lún nào?:

a) Cấp I (Đúng)

b) Cấp II

c) Cấp III

d) Ngoài phạm vi độ chính xác các cấp trên


44. Đo độ lún của nền móng các nhà và công trình được xây dựng trên nền đất có tính biến dạng cao, các công trình được đo độ lún để xác định nguyên nhân hư hỏng phải chọn cấp độ đo lún nào?:

a) Cấp I

b) Cấp II (Đúng)

c) Cấp III

d) Ngoài phạm vi độ chính xác các cấp trên


45. Đo độ lún của nền móng các nhà và công trình được xây dựng trên nền đất lấp, đất có tính sụt lún cao, đất có tính bão hòa nước và trên nền đất bùn chịu nén:

a) Cấp I

b) Cấp II

c) Cấp III (Đúng)

d) Ngoài phạm vi độ chính xác các cấp trên


46. Xác định phương pháp tính trọng số đảo độ cao của điểm yếu theo sơ đồ mạng lưới đo lún::

a) Phương pháp thay thế trọng số tương đương

b) Phương pháp nhích dần

c) Phương pháp ước tính theo chương trình được lập trên máy tính

d) Một trong ba phương pháp trên (Đúng)


47. Sơ đồ mạng lưới đo độ lún cần được chuyển lên bình đồ hoặc bản đồ có tỷ lệ từ::

a) 1:100 đến 1:1000

b) 1:100 đến 1:500 (Đúng)

c) 1:200 đến 1:500

d) 1:500 đến 1:1000


48. Giai đoạn thi công xây dựng nên đo lún vào các giai đoạn công trình::

a) 25%, 50%, 75% tải trọng bản thân công trình.

b) 50%, 75%, 100% tải trọng bản thân công trình.

c) 25%, 50%, 75%, 100% tải trọng bản thân công trình. (Đúng)

d) 20%, 40%, 60%, 80% tải trọng bản thân công trình.


49. Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp II thì máy thủy chuẩn phải có độ chính xác như thế nào::

a) Độ phóng đại của ống kính 40x; giá trị khoảng chia bọt nước dài 12

b) Độ phóng đại của ống kính 35x đến 40x; giá trị khoảng chia bọt nước dài không vượt quá 12 (Đúng)

c) Độ phóng đại của ống kính 24x; giá trị khoảng chia bọt nước dài 15

d) Độ phóng đại của ống kính 24x; giá trị khoảng chia bọt nước dài 30


50. Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp II chiều dài tia ngắm không vượt quá::

a) 25m.

b) 30m. (Đúng)

c) 40m.

d) 50m.


51. Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học ở cấp nào thì chiều cao của tia ngắm phải cách mặt đất tối thiểu 0.3m::

a) I

b) ll

c) Ill (Đúng)

d) IV


52. Các lưới thủy chuẩn đo độ lún công trình có thể được bình sai theo phương pháp nào::

a) Bình sai điều kiện

b) Bình sai gián tiếp

c) Binh sai theo phương pháp Popov

d) Một trong các phương pháp trên (Đúng)


53. Tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của đại lượng đo trong xây dựng là sai số trung phương. Sai số giới hạn được lấy bằng::

a) 1 lần sai số trung phương

b) 2 lần sai số trung phương (Đúng)

c) 2,5 lần sai số trung phương

d) 3 lần sai số trung phương


54. Nếu sử dụng hệ tọa độ quốc gia thì phải sử dụng hệ tọa độ::

a) Vn2000 (Đúng)

b) Hà Nội 72

c) WGS84

d) UTM


55. Nếu sử dụng hệ tọa độ quốc gia thì kinh tuyến trục được chọn sao cho biến dạng chiều dài cạnh không vượt quá::

a) 1/25 0000

b) 1/50 000 (Đúng)

c) 1/70 000

d) 1/100 000


56. Khoảng cao đều của bản đồ địa hình được xác định dựa vào các yếu tố sau::

a) Yêu cầu thiết kế và đặc điểm công trình.

b) Độ chính xác cần thiết về độ cao và độ dốc của công trình.

c) Mức độ phức tạp và độ dốc của địa hình.

d) Tất cả các phương án nêu (Đúng)


57. Lưới khống chế đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn bao gồm các loại lưới nào::

a) Lưới trắc địa nhà nước các cấp hạng và lưới khống chế thi công

b) Lưới trắc địa nhà nước các cấp hạng và lưới khống chế đo vẽ (Đúng)

c) Lưới khống chế thi công và lưới khống chế đo vẽ

d) Lưới trắc địa nhà nước các cấp hạng, lưới khống chế đo vẽ và lưới khống chế thi công


58. Sai số vị trí điểm khống chế đo vẽ so với điểm khống chế cơ sở gần nhất không vượt quá::

a) 0.1 mm trên bản đồ đối với vùng quang đãng (Đúng)

b) 0.15 mm trên bản đồ đối với vùng quang đãng

c) 0.20 mm trên bản đồ đối với vùng quang đãng

d) 0.25 mm trên bản đồ đối với vùng quang đãng