Image
0

Thiết kế công trình đường sắt

Bộ câu hỏi pháp luật chung


1. Các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của pháp luật nào dưới đây?:

a) Pháp luật về xây dựng

b) Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công

c) Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đấu thầu

d) Pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan (Đúng)


2. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, hoạt động xây dựng gồm các công việc nào dưới đây?:

a) Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng

b) Thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng

c) Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình

d) Các công việc nêu tại điểm a,b và c (Đúng)


3. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA thì thực hiện theo quy định nào?:

a) Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay

b) Theo pháp luật về xây dựng

c) Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay, các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác liên quan (Đúng)

d) Theo quy định của Hiệp định vay vốn mà Việt Nam ký kết với tổ chức cho vay, các quy định của pháp luật về xây dựng


4. Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?:

a) Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

b) Tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

c) Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện

d) Tất cả các quy định tại a, b và c (Đúng)


5. Việc giám sát đánh giá đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công căn cứ vào các quy định nào?:

a) Pháp luật về xây dựng

b) Pháp luật về đầu tư công

c) Pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng

d) Pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan (Đúng)


6. Những chủ thể nào bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian thi công xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp?:

a) Chủ đầu tư xây dựng công trình (Đúng)

b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình

c) Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình

d) Cả 3 chủ thể nêu tại a, b và c


7. Nội dung nào sau đây là đúng quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng?:

a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;

b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;

c) Cả nội dung a và b đều đúng (Đúng)

d) Các nội dung trên đều sai


8. Dự án đầu tư xây dựng được phân thành loại và nhóm A, B, C đối với các nguồn vốn nào?:

a) Nguồn vốn đầu tư công

b) Nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công

c) Nguồn vốn khác không phải nguồn vốn nêu tại điểm a và b

d) Tất cả các nguồn vốn nêu tại điểm a, b và c. (Đúng)


9. Đối với công trình cấp II và cấp III, quy định về thời gian thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như thế nào là đúng sau đây?:

a) Không quá 40 ngày

b) Không quá 30 ngày (Đúng)

c) Không quá 25 ngày

d) Không quá 20 ngày


10. Đối với công trình cấp II và cấp III, quy định về thời gian thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như thế nào là đúng sau đây?:

a) Không quá 40 ngày

b) Không quá 30 ngày (Đúng)

c) Không quá 25 ngày

d) Không quá 20 ngày


11. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, những công tác gì được liệt kê dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án?:

a) Quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư

b) Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

c) Xin cấp phép xây dựng

d) Tất cả các công tác trên (Đúng)


12. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, công trình xây dựng được phân cấp phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở các căn cứ nào?:

a) Quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình (Đúng)

b) Thời hạn sử dụng, vật liệu

c) Yêu cầu xây dựng công trình

d) Tất cả các căn cứ trên


13. Việc phân loại công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng trên cơ sở tiêu chí nào?:

a) Theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình (Đúng)

b) Theo kiến trúc công trình

c) Do người quyết định đầu tư quy định

d) Do chủ đầu tư quy định


14. Những dự án đầu tư xây dựng nào có thể được phân chia thành các dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư để quản lý thực hiện như một dự án độc lập?:

a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A

b) Khi mỗi dự án thành phần có thể vận hành, khai thác độc lập (Đúng)

c) Dự án nhóm B, C

d) Cả 3 phương án a, b và c


15. Dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu nào dưới đây?:

a) Phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng

b) Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp

c) Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng và bảo vệ môi trường

d) Cả 3 phương án trên (Đúng)


16. Các dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhóm nào yêu cầu phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư?:

a) Dự án quan trọng quốc gia,

b) Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư

c) Dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công

d) Cả 3 phương án trên (Đúng)


17. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm trường hợp nào sau đây?:

a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo

b) Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);

c) Cả trường hợp a và b (Đúng)

d) Không bao gồm a và b


18. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định đối với dự án nào sau đây?:

a) Dự án từ nhóm B trở lên;

b) Dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng thuộc chuyên ngành quản lý

c) Đáp án a và b đúng (Đúng)

d) Các dự án trên địa bàn phụ trách


19. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với dự án nào sau đây?:

a) Dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư;

b) Dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên;

c) Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao;

d) Bao gồm tất cả các dự án trên (Đúng)


20. Đối với dự án quan trọng quốc gia có công nghệ hạn chế chuyển giao sử dụng vốn đầu tư công thì cơ quan nào sau đây thẩm định thiết kế công nghệ?:

a) Sở Xây dựng

b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư

c) Chủ đầu tư xây dựng

d) Hội đồng thẩm định nhà nước (Đúng)


21. Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây?:

a) Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;

b) Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

c) Cả trường hợp a và b (Đúng)

d) Không bao gồm các trường hợp ở trên


22. Đối với nguồn vốn khác thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định những dự án nào?:

a) Dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II, dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên

b) Dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên (Đúng)

c) Dự án đầu tư xây dựng có công trình từ cấp III trở lên và dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên

d) Chỉ dự án nhóm A


23. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án nào sau đây?:

a) Dự án sử dụng vốn đầu tư công; Dự án đầu tư xây dựng có quy mô từ nhóm B trở lên hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

b) Dự án PPP; Dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn hoặc có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng sử dụng vốn khác,

c) Cả a và b (Đúng)

d) Không bao gồm a và b


24. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, người quyết định đầu tư thẩm định những nội dung nào sau đây?:

a) Sự phù hợp về quy hoạch, mục tiêu, quy mô đầu tư và các yêu cầu khác được xác định trong quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng;

b) Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế bản vẽ thi công về bảo đảm an toàn công trình và biện pháp bảo đảm an toàn công trình lân cận;

c) Việc lập tổng mức đầu tư xây dựng, xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng;

d) Tất cả các nội dung ở trên (Đúng)


25. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo hình thức giá có những loại nào?:

a) Hình thức trọn gói, hình thức theo thời gian

b) Hình thức điều chỉnh giá, Hình thức theo đơn giá cố định

c) Bao gồm các hình thức nêu tại a và b (Đúng)

d) Không có hình thức nào nêu tại a và b


26. Chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực do ai quy định?:

a) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

b) Người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực (Đúng)

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng

d) Chủ đầu tư


27. Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây?:

a) Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;

b) Khi có thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt;

c) Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

d) Tất cả các nội dung trên (Đúng)


28. Chủ thể nào phải chịu trách nhiệm chính về an toàn lao động trên công trường?:

a) Chủ đầu tư

b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)

c) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình

d) Cả a, b và c


29. Các dự án đầu tư xây dựng thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phải tuân thủ theo các quy định nào?:

a) Điều lệ, quy chế hoạt động của Tập đoàn, Tổng công ty

b) Theo quy định Pháp luật về xây dựng, pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác liên quan

c) Bao gồm a và b (Đúng)

d) Chỉ tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng


30. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với nguồn vốn khác, chủ đầu tư có thể áp dụng hình thức quản lý dự án nào sau đây?:

a) Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực

b) Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực

c) Đáp án a và b là đúng (Đúng)

d) Đáp án a và b là sai


31. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hợp đồng xây dựng được ký kết vào thời điểm nào?:

a) Sau khi hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu

b) Sau khi hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc đàm phán hợp đồng (Đúng)

c) Trước khi khởi công xây dựng công trình

d) Cả 3 phương án a, b và c


32. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công thì hợp đồng xây dựng được ký kết giữa bên giao thầu và bên nhận thầu bằng hình thức nào?:

a) Bằng văn bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

b) Bằng văn bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

c) Phương án a hoặc b (Đúng)

d) Cả 2 phương án a và b


33. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì khi ký kết hợp đồng xây dựng với bên giao thầu những nhà thầu nào trong liên danh phải cử đại diện hợp pháp của mình để ký hợp đồng?:

a) Nhà thầu được liên danh các nhà thầu cử làm đại diện cho liên danh

b) Tất cả các nhà thầu tham gia trong liên danh

c) Phương án a hoặc b (Đúng)

d) Bất kể nhà thầu nào trong liên danh theo yêu cầu của bên giao thầu


34. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công thì hiệu lực của hợp đồng xây dựng được tính từ thời điểm nào?:

a) Từ ngày ký kết hợp đồng

b) Từ ngày bên giao thầu nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu

c) Từ ngày do bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận trong hợp đồng. (Đúng)

d) Bao gồm cả a, b và c


35. Đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ được áp dụng đối với loại hợp đồng nào?:

a) Hợp đồng theo đơn giá cố định; hợp đồng theo thời gian

b) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian (Đúng)

c) Cả a và b

d) a hoặc b


36. Trước khi ký kết hợp đồng EPC các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu nào sau đây?:

a) Phạm vi công việc dự kiến thực hiện theo hợp đồng EPC; Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, loại, cấp công trình; quy mô, công suất và phương án sản phẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng;

b) Các thông tin về các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn của khu vực nơi xây dựng công trình; Các yêu cầu về thiết kế xây dựng và một số thông số thiết kế ban đầu;

c) Bao gồm cả nội dung a và b (Đúng)

d) Không bao gồm nội dung a và b


37. Đối với các gói thầu thi công xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp nào?:

a) Trong quá trình thực hiện hợp đồng xảy ra các trường hợp bất khả kháng

b) Do bên giao thầu thay đổi thiết kế hoặc bàn giao mặt bằng không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng

c) Đáp án a và b đúng (Đúng)

d) Các trường hợp trên đều không đúng


38. Hợp đồng EPC là loại hợp đồng thực hiện những công việc gì?:

a) Thiết kế và thi công xây dựng

b) Thiết kế và cung cấp vật tư, thiết bị

c) Thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Đúng)

d) Lập dự án, thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng


39. Đối với hợp đồng EPC ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn của tổng thầu, nhà thầu còn phải lập tiến độ thực hiện cho những công việc nào dưới đây?:

a) Tiến độ cho công việc thiết kế

b) Tiến độ cho công việc cung cấp thiết bị và thi công xây dựng

c) Tiến độ cho công việc thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Đúng)

d) Tiến độ cho công việc thiết kế và thi công xây dựng


40. Đối với các gói thầu sử dụng vốn đầu tư công, nhà thầu chính có quyền giao 100% công việc của hợp đồng đã ký kết với bên giao thầu cho nhà thầu phụ không?:

a) Có

b) Không (Đúng)

c) Tùy thuộc vào tình hình cụ thể và nhà thầu chính quyết định

d) Do bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận


41. Theo quy định của pháp luật Xây dựng hiện hành, nhà thầu nào có trách nhiệm lập biện pháp an toàn cho người và thiết bị thi công công trình trên công trường xây dựng?:

a) Nhà thầu thiết kế

b) Nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)

c) Chủ đầu tư

d) Tư vấn giám sát thi công xây dựng


42. Hồ sơ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng không bao gồm tài liệu nào dưới đây?:

a) Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

b) Thiết kế cơ sở của dự án

c) Thiết kế kỹ thuật của dự án (Đúng)

d) Giấy tờ liên quan đến đất đai


43. Công tác nào sau đây không nằm trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng?:

a) Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán

b) Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng

c) Thẩm định, phê duyệt dự án (Đúng)

d) Nghiệm thu công việc xây dựng


44. Đối với các bộ, cơ quan ở trung ương: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập theo tiêu chí nào sau đây?:

a) Phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý

b) Theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực

c) Đáp án a hoặc b (Đúng)

d) Đáp án a và b


45. Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án thì nhiệm vụ, quyền hạn của tư vấn QLDA do ai quyết định?:

a) Do chủ đầu tư thông qua hợp đồng (Đúng)

b) Do pháp luật quy định

c) Do người quyết định đầu tư

d) Cấp trên của tổ chức tư vấn quản lý dự án


46. Theo quy định của pháp luật xây dựng hiện hành, hợp đồng xây dựng không có hình thức nào dưới đây?:

a) Hợp đồng trọn gói

b) Hợp đồng theo tỷ lệ % (Đúng)

c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

d) Hợp đồng theo đơn giá cố định


47. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nhận thầu có được thay đổi người đại diện quản lý thực hiện hợp đồng không?:

a) Có

b) Không

c) Có nhưng phải được sự chấp thuận của bên giao thầu (Đúng)

d) Cả a, b và c đều không đúng


48. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào sau đây?:

a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp, trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

c) Đáp ứng cả a và b (Đúng)

d) Không cần đáp ứng những yêu cầu trên


49. Những cá nhân nào dưới đây không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?:

a) Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình

b) Chủ trì thiết kế bộ môn trong công trình xây dựng

c) Cá nhân giám sát thi công của nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)

d) Cán bộ tư vấn giám sát thi công xây dựng


50. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng hạng 1 phải đáp ứng các điều kiện gì?:

a) Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp

b) Có thời gian làm công tác thiết kế xây dựng tối thiểu 7 năm

c) Đã làm chủ nhiệm thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực phù hợp ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên

d) Cả a, b và c (Đúng)


51. Điều kiện nào dưới đây không yêu cầu đối với giám đốc QLDA hạng I?:

a) Đã là chủ nhiệm lập dự án ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B (Đúng)

b) Có trình độ đại học chuyên ngành xây dựng

c) Có thời gian tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 7 năm

d) Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc giám sát thi công xây dựng hạng I


52. Chủ thể nào sau đây có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công công trình?:

a) Chủ đầu tư

b) Nhà thầu thiết kế xây dựng

c) Nhà thầu thi công xây dựng (Đúng)

d) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng


53. Chủ thể nào có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thi công xây dựng công trình?:

a) Chủ đầu tư

b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

c) Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)

d) Nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng


54. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các nội dung nào sau đây?:

a) Sự đáp ứng yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định tại hợp đồng thiết kế và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về dây chuyền và thiết bị công nghệ (nếu có);

c) Việc lập dự toán xây dựng công trình; sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với giá trị tổng mức đầu tư xây dựng; xác định giá trị dự toán xây dựng công trình.

d) Bao gồm tất cả các nội dung ở trên (Đúng)


55. Số bước thiết kế xây dựng do ai quyết định?:

a) Người quyết định đầu tư khi phê duyệt dự án (Đúng)

b) Chủ đầu tư khi triển khai thực hiện dự án

c) Tổ chức tư vấn khi lập dự án đầu tư xây dựng

d) Cả 3 phương án trên đều sai


56. Chủ thể nào có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình xây dựng?:

a) Chủ đầu tư xây dựng công trình

b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình (Đúng)

c) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

d) Cả 3 phương án trên đều đúng


57. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?:

a) Các yêu cầu về quy hoạch

b) Các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường

c) Các yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh

d) Cả 3 phương án a, b và c (Đúng)


58. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được xem xét điều chỉnh trong những trường hợp nào?:

a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác

b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại

c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án

d) Cả a, b và c (Đúng)


59. Theo quy định của pháp luật về môi trường, những loại dự án nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?:

a) Dự án quan trọng quốc gia

b) Dự án đầu tư xây dựng đô thị mới, khu dân cư tập trung

c) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất và tài nguyên thiên nhiên có quy mô lớn

d) Cả a, b và c (Đúng)


60. Trường hợp công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng, thời gian thực hiện ngắn thì áp dụng hình thức hợp đồng nào là hợp lý nhất?:

a) Hợp đồng trọn gói (Đúng)

b) Hợp đồng theo đơn giá

c) Hợp đồng theo thời gian

d) Hợp đồng theo đơn giá cố định


61. Trường hợp công việc chưa đủ điều kiện để xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng thì nên áp dụng hình thức hợp đồng nào là thích hợp nhất?:

a) Hợp đồng trọn gói

b) Hợp đồng theo đơn giá cố định (Đúng)

c) Hợp đồng theo thời gian

d) Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm


62. Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp nào sau đây?:

a) Bên nhận thầu bị phá sản hoặc Bên nhận thầu không thực hiện công việc theo hợp đồng 45 ngày liên tục mà không có lý do

b) Bên nhận thầu chuyển nhượng lợi ích của hợp đồng xây dựng cho bên khác mà không có nêu trong hợp đồng đã ký kết

c) Bao gồm các đáp án a và b (Đúng)

d) Việc chấm dứt hợp đồng là do bên giao thầu quyết định


63. Theo quy định của pháp luật về xây dựng, bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng là bản vẽ của bước thiết kế nào?:

a) Thiết kế cơ sở

b) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định (Đúng)

c) Thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định, phê duyệt

d) Một trong phương án a, b hoặc c


64. Khi khởi công xây dựng công trình yêu cầu phải có các điều kiện nào dưới đây?:

a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng

b) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt

c) Đáp ứng cả điều kiện nêu tại a và b (Đúng)

d) Chỉ cần đáp ứng điều kiện a hoặc b


65. Ai có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng?:

a) Người quyết định đầu tư (Đúng)

b) Chủ đầu tư

c) Ban quản lý dự án

d) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền


66. Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan nào?:

a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng

b) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

c) Các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

d) Bao gồm cả a, b và c (Đúng)


67. Theo quy định của Luật Xây dựng, công tác thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của ai?:

a) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng (Đúng)

b) Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư

c) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư

d) Tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng


68. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư có thể giao đơn vị nào sau đây làm chủ đầu tư?:

a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;

b) Cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý;

c) Đáp án a và b đúng (Đúng)

d) Đơn vị được giao khai thác vận hành công trình


69. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công đã được phê duyệt do ai quyết định?:

a) Người quyết định đầu tư (Đúng)

b) Chủ đầu tư

c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng

d) Bao gồm cả a, b và c


70. Đối với các dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong trường hợp nào sau đây?:

a) Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;

b) Khi có thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt;

c) Đáp án a và b đều đúng (Đúng)

d) Đáp án a và b đều sai


71. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức như thế nào sau đây?:

a) Là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư

b) Được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.

d) Bao gồm tất cả những nội dung trên (Đúng)


72. Trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, tổ chức tư vấn lập dự án có các nghĩa vụ gì?:

a) Thực hiện theo nội dung hợp đồng đã được ký kết với chủ đầu tư

b) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết;

c) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp và vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư

d) Bao gồm a, b và c (Đúng)


73. Hồ sơ của hợp đồng xây dựng gồm các tài liệu nào dưới đây?:

a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu

b) Các bản vẽ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), Biên bản đàm phán hợp đồng

c) Bao gồm đáp án a và b (Đúng)

d) Không cần các tài liệu quy định tại a và b


74. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng các điều kiện nào sau đây?:

a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định

c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

d) Cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện ở trên (Đúng)


75. Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định khi thực hiện các hoạt động xây dựng nào sau đây?:

a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

b) Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

c) Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

d) Tất cả các nội dung ở trên (Đúng)


76. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công thì Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được lập theo quy định nào?:

a) Pháp luật về xây dựng

b) Pháp luật về đầu tư công

c) Pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công (Đúng)

d) Pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư, pháp luật xây dựng


77. Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP theo quy định của pháp luật nào sau đây?:

a) Pháp luật về đầu tư xây dựng

b) Pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Đúng)

c) Pháp luật về đầu tư công

d) Pháp luật về đầu tư và đầu tư công


78. Việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, không bao gồm nội dung nào sau đây?:

a) Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở;

b) Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng;

c) Phương án lựa chọn nhà thầu; (Đúng)

d) Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;


79. Cơ quan chuyên môn về xây dựng từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trong trường hợp nào sau đây?:

a) Trình thẩm định không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định

b) Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định

c) Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định

d) Tất cả các trường hợp trên (Đúng)


80. Trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm như thế nào là đúng sau đây?:

a) Giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án; (Đúng)

b) Xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án;

c) Giám sát việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu thi công và giám sát thi công

d) Xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án;


81. Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện chung gì?:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật

b) Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề và phải đạt kết quả sát hạch theo quy định

c) Bao gồm a và b (Đúng)

d) Chỉ cần đạt được kết quả sát hạch theo quy định là đủ


82. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện gì?:

a) Những cá nhân chủ chốt của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực và hạng năng lực mà tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

b) Tổ chức đã thực hiện công việc tương tự loại, cấp công trình

c) Phải có thời gian tham gia hoạt động xây dựng tối thiểu 3 năm

d) Đáp ứng cả điều kiện a và b ở trên (Đúng)


83. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm với ai về công việc do mình thực hiện?:

a) Chủ đầu tư

b) Thầu chính hoặc tổng thầu (Đúng)

c) Chủ đầu tư và thầu chính hoặc tổng thầu

d) Chịu trách nhiệm với ai là căn cứ vào các điều khoản cam kết trong hợp đồng xây dựng


84. Trường hợp phải thuê thầu phụ để thực hiện một số phần việc trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư thì cần phải có chấp thuận của ai?:

a) Người quyết định đầu tư

b) Chủ đầu tư (Đúng)

c) Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư tùy thuộc vào từng gói thầu

d) Không cần phải có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức nào


85. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng phải được nộp cho bên giao thầu khi nào?:

a) Trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực (Đúng)

b) Sau khi hợp đồng được ký kết

c) Trước khi khởi công xây dựng công trình

d) Bao gồm cả a, b và c


86. Bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu thi công xây dựng có hiệu lực đến khi nào?:

a) Đến khi nhà thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng

b) Sau khi chủ đầu tư đã nhận được bảo đảm bảo hành của nhà thầu

c) Đáp án a hoặc b do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng (Đúng)

d) Sau khi công việc theo hợp đồng đã hoàn thành bàn giao chủ chủ đầu tư


87. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định nào sau đây là đúng?:

a) Được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động

b) Không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

c) Tuân thủ cả quy định a và b (Đúng)

d) Được tham gia các hoạt động xây dựng đối với những dự án nhóm C, công trình cấp II trở xuống


88. Theo quy định của pháp luật xây dựng, cá nhân khi thực hiện các hoạt động xây dựng nào sau đây không cần phải có chứng chỉ hành nghề?:

a) Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình (Đúng)

b) Thiết kế, giám sát thi công hệ thống kết cấu công trình xây dựng

c) Không nội dung nào ở trên

d) Cả a và b đúng


89. Tổ chức hoạt động xây dựng mới được thành lập có những cá nhân có chứng chỉ hành nghề hạng 1 phù hợp với lĩnh vực mà tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, nhưng chưa ký hợp đồng để thực hiện bất kể công việc gì trong hoạt động đầu tư xây dựng thì có được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1 không?:

a) Có

b) Không (Đúng)

c) Có, nhưng chỉ được xem cấp chứng chỉ hành năng lực cho lĩnh vực định giá xây dựng

d) Có, nhưng chỉ được xem cấp chứng chỉ hành năng lực cho các lĩnh vực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng


90. Bước thiết kế công trình xây dựng nào mới đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình?:

a) Thiết kế cơ sở

b) Thiết kế kỹ thuật

c) Thiết kế bản vẽ thi công (Đúng)

d) Một trong ba bước thiết kế trên đều được


Bộ câu hỏi pháp luật riêng theo lĩnh vực


1. Trong hoạt động xây dựng có các loại hình khảo sát xây dựng nào?:

a) Khảo sát địa hình

b) Khảo sát địa chất công trình

c) Khảo sát địa chất thủy văn

d) Bao gồm cả 3 loại hình nêu tại a, b và c (Đúng)


2. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với các nội dung nào sau đây?:

a) Loại và nhóm dự án đầu tư xây dựng

b) Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

c) Chủ trương đầu tư xây dựng

d) Loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát và bước thiết kế (Đúng)


3. Chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung nào sau đây?:

a) Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng

b) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm;

c) Theo dõi, kiểm tra công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát.

d) Tất cả các nội dung trên (Đúng)


4. Thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng yêu cầu nào dưới đây?:

a) Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội tại khu vực xây dựng

b) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường

c) Có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình liên quan

d) Cả 3 yêu cầu nêu tại a, b và c (Đúng)


5. Thiết kế, dự toán xây dựng công trình triển khai sau thiết kế cơ sở gồm những nội dung chủ yếu gì?:

a) Phương án kiến trúc, phương án công nghệ (nếu có)

b) Phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu

c) Dự toán xây dựng

d) Bao gồm cả 3 nội dung nêu tại a, b và c (Đúng)


6. Trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định. Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện như thế nào là đúng sau đây?:

a) Với toàn bộ các công trình;

b) Với từng công trình của dự án hoặc bộ phân công trình theo giai đoạn thi công công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; (Đúng)

c) Có thể thực hiện a hoặc b;

d) Các đáp án trên đều sai.


7. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, ai là người phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế 2 bước?:

a) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

b) Chủ đầu tư (Đúng)

c) Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban QLDA khu vực

d) Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư


8. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, ai là người phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, trong trường hợp thiết kế 2 bước?:

a) Người quyết định đầu tư

b) Chủ đầu tư (Đúng)

c) Ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban QLDA khu vực

d) Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư


9. Trong trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với trường hợp nào sau đây?:

a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;

b) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở

c) Cả trường hợp a và b (Đúng)

d) Không thẩm trường hợp nào ở trên


10. Tổ chức nào không được thực hiện thẩm tra thiết kế, dự toán công trình X?:

a) Tổ chức đã thiết kế xây dựng công trình X (Đúng)

b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng

c) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc chủ đầu tư

d) Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình X


11. Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với các trường hợp nào sau đây?:

a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình

b) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở

c) Cả trường hợp a và b (Đúng)

d) Không trường hợp nào ở trên


12. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng bao gồm nội dung nào sau đây?:

a) Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án;

b) Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Bao gồm cả a và b (Đúng)

d) Không bao gồm các nội dung trên


13. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp nào sau đây?:

a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế

b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế

c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường

d) Tất cả các trường hợp ở trên (Đúng)


14. Trường hợp nào khi điều chỉnh thiết kế phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định lại?:

a) Thay đổi kết cấu chịu lực công trình (Đúng)

b) Thay đổi vật liệu sử dụng cho công trình

c) Thay đổi biện pháp tổ chức thi công

d) Bao gồm cả 3 trường hợp a, b và c


15. Cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp có chứng chỉ hành nghề thiết kế được chủ trì thiết kế công trình cấp mấy?:

a) Cấp II trở xuống

b) Cấp III trở xuống (Đúng)

c) Cấp IV

d) Không được chủ trì thiết kế xây dựng


16. Dự án nào sau đây yêu cầu phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng?:

a) Dự án quan trọng quốc gia

b) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B

c) Dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A (Đúng)

d) Cả ba đáp án trên


17. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do chủ thể nào lập?:

a) Nhà thầu thiết kế

b) Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực

c) Nhà thầu thiết kế hoặc tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực (Đúng)

d) Người quyết định đầu tư


18. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do chủ thể nào lập?:

a) Nhà thầu thiết kế

b) Nhà thầu Khảo sát (Đúng)

c) Tư vấn giám sát

d) Chủ đầu tư


19. Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với nội dung nào sau đây?:

a) Quy chuẩn kỹ thuật,

b) Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt

c) Theo yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình.

d) Cả phương án a,b,c (Đúng)


20. Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng đối với công trình nào sau đây?:

a) Công trình ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng

b) Toàn bộ các cấp

c) Cấp đặc biệt, cấp I và cấp II (Đúng)

d) Công trình quan trọng quốc gia


21. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ai là người phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước?:

a) Người quyết định đầu tư

b) Chủ đầu tư (Đúng)

c) Giám đốc Ban quản lý dự án

d) Không phải các đáp án trên


22. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ai là người phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước?:

a) Chủ đầu tư (Đúng)

b) Người quyết định đầu tư

c) Tư vấn thiết kế

d) Tư vấn giám sát


23. Trong quá trình thẩm định, trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra, quy định nào là không đúng sau đây?:

a) Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn

b) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư

c) Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế được quy định tại pháp luật về đấu thầu. (Đúng)

d) Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng


24. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập phục vụ công tác nào sau đây?:

a) Lập tổng mức đầu tư xây dựng

b) Lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình (Đúng)

c) Đáp án a và b đều đúng

d) Đáp án a và b đều sai


25. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp nào sau đây?:

a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, phát hiện các yếu tố khác thường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế

b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế

c) Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố địa chất khác thường

d) Tất cả các trường hợp ở trên (Đúng)


26. Trường hợp nào khi điều chỉnh thiết kế phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định lại?:

a) Thay đổi kết cấu chịu lực công trình (Đúng)

b) Thay đổi vật liệu sử dụng nhưng không làm tăng tải trọng tác động lên công trình

c) Thay đổi biện pháp tổ chức thi công

d) Bao gồm cả 3 trường hợp a, b và c


27. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt cùng với phê duyệt thiết kế, dự toán hay phê duyệt riêng?:

a) Phê duyệt riêng với phê duyệt thiết kế

b) Phê duyệt cùng với khi phê duyệt thiết kế

c) Do người có thẩm quyền phê duyệt quyết định (Đúng)

d) Chỉ dẫn kỹ thuật không phải phê duyệt


28. Trước khi trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế, chủ đầu tư có cần phải thuê tư vấn thẩm tra hay không?:

a) Có

b) Không

c) Do chủ đầu tư quyết định (Đúng)

d) Có, nhưng theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng


29. Cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp đã được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, được chủ trì thiết kế công trình cấp mấy?:

a) Cấp II trở xuống.

b) Cấp III trở xuống. (Đúng)

c) Cấp IV.

d) Không được chủ trì thiết kế xây dựng.


30. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng các yêu cầu nào?:

a) Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật

b) Quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng

c) Bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng

d) Đáp ứng tất cả các yêu cầu nêu tại a, b và c (Đúng)


31. Trường hợp nào khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình không được tự tổ chức thiết kế xây dựng?:

a) Nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2

b) Nhà ở có chiều cao dưới 3 tầng

c) Nhà ở dưới 3 tầng nhưng có chiều cao trên 12 mét. (Đúng)

d) Cả 3 trường hợp a, b và c


32. Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện nhóm B sử dụng vốn đầu tư công, có công trình cấp cao nhất là cấp I do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng?:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng (Đúng)

b) Sở Xây dựng

c) Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư

d) Cả 3 phương án A, B và C đều sai


33. Dự án đầu tư xây dựng bệnh viện nhóm A sử dụng đầu tư công, có công trình cấp cao nhất là cấp II do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư thì phải trình cơ quan nào thẩm định thiết kế cơ sở?:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng (Đúng)

b) Sở Xây dựng

c) Sở Kế hoạch và đầu tư

d) Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư


34. Chủ đầu tư có quyền gì trong công tác thiết kế xây dựng?:

a) Tự thực hiện thiết kế xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định

b) Yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng sửa đổi, bổ sung thiết kế xây dựng không tuân thủ quy chuẩn xây dựng

c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan (Đúng)

d) Không được giám sát thực hiện hợp đồng thiết kế đã ký kết với nhà thầu


Bộ câu hỏi chuyên môn theo lĩnh vực


1. Những loại hình đường sắt nào cần thiết phải sử dụng đường ray không khe nối ?:

a) Đường sắt có tốc độ nhỏ hơn 120 km/h

b) Đường sắt cao tốc

c) Đường sắt đô thị

d) Cả đáp án b và c (Đúng)


2. Lực cản đường cong cần phải được xét tới trong trường hợp nào sau đây ?:

a) Khi tính toán vận tốc chạy tàu lớn nhất cho phép trên đường cong

b) Khi tính toán khối lượng đoàn tàu khai thác trên tuyến

c) Khi thiết kế độ dốc trắc dọc mà yếu tố trắc dọc này nằm trên đường cong (Đúng)

d) Cả ba đáp án trên


3. Khu vực điều chỉnh của đường sắt không khe nối dùng để làm gì ?:

a) Điều chỉnh khe hở mối nối ray

b) Điều chỉnh ứng suất nhiệt (Đúng)

c) Giải phóng ứng suất nhiệt

d) Cho ray co giãn tự do


4. Trên đường sắt không khe nối thì ray có được co giãn hay không ?:

a) Không được

b) Được co giãn ở khu vực điều chỉnh co giãn

c) Được co giãn ở khu vực co giãn

d) Cả hai đáp án b và đáp án c (Đúng)


5. Để đảm bảo tính hợp lý trong việc phối hợp thiết kế giữa bình đồ và trắc dọc, khi địa hình khó khăn thì việc lựa chọn bán kính đường cong, chiều dài hoãn hòa ở khu vực gần ga hoặc đỉnh dốc lớn như thế nào là hợp lý?:

a) Bán kính lớn, chiều dài hoãn hòa lớn

b) Bán kính lớn, chiều dài hoãn hòa nhỏ

c) Bán kính nhỏ, chiều dài hoãn hòa nhỏ (Đúng)

d) Bán kính nhỏ, chiều dài hoãn hòa lớn


6. Mục đích của việc bố trí điểm đổi dốc theo bình đồ?:

a) Để đảm bảo tàu chạy an toàn và êm thuận

b) Để thực hiện siêu cao một cách dễ dàng và chính xác

c) Để đường cong nối dốc đứng của trắc dọc trùng với đường cong hoãn hòa trên bình đồ

d) Để đường cong nối dốc đứng của trắc dọc không trùng với đường cong hoãn hòa trên bình đồ (Đúng)


7. Trước khi về ga giả sử cần thiết kế 3 đường cong liên tiếp, hãy chỉ ra tập hợp bán kính đường cong nào là hợp lý nhất?:

a) 1000 - 800 - 600 m - Ga (Đúng)

b) 800 - 800 - 800 m - Ga

c) 600 - 800 - 1000 m - Ga

d) 1000 - 600 - 800 m - Ga


8. Khi nền ga nằm trên trắc dọc hình lồi thì đoạn dốc trước ga cần thiết kế::

a) Độ dốc lớn để tàu ra ga có khả năng tăng tốc nhanh

b) Đảm bảo đoàn tàu dừng đỗ an toàn

c) Trên chiều dài tối thiểu bằng chiều dài đoàn tàu phải đảm bảo điều kiện khởi động

d) Cả đáp án b và c (Đúng)


9. Để đánh giá việc vạch tuyến của một đoạn tuyến là khó khăn có thể dựa vào những thông số nào sau đây?:

a) Các thông số về bình đồ và trắc dọc tuyến

b) Khối lượng công tác xây dựng và giá thành xây dựng

c) Số lượng công trình nhân tạo lớn như: cầu, hầm,...

d) Cả ba đáp án trên (Đúng)


10. Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc trên đường cong được nới rộng như thế nào so với khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc trên đường thẳng?:

a) Nới rộng về phía bụng đường cong

b) Nới rộng về phía lưng đường cong

c) Nới rộng về cả phía bụng và phía lưng đường cong (Đúng)

d) Cả 3 đáp án trên đều đúng


11. Trên đường cong bề rộng mặt nền đường được nới rộng về phía nào?:

a) Lưng đường cong (Đúng)

b) Bụng đường cong

c) Nới đều sang cả hai bên lưng và bụng đường cong

d) Cả ba đáp án trên đều đúng


12. Năng lực vận chuyển của một tuyến, đoạn tuyến đường sắt là::

a) Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa

b) Số lượng đôi tàu thông qua trong một ngày đêm

c) Khả năng vận chuyển được khối lượng hàng hóa và hành khách quy đổi

d) Đáp án b hoặc đáp án c tùy theo khổ đường và cấp đường (Đúng)


13. Tốc độ thiết kế của tuyến đường sắt là trị số tốc độ::

a) Lớn nhất của đầu máy khai thác trên tuyến đường

b) Áp dụng trong tính toán, thiết kế, xây lắp các cấu trúc thành phần của tuyến đường sắt

c) Mà phương tiện giao thông đường sắt không được phép chạy quá

d) Cả đáp án b và đáp án c (Đúng)


14. Bề rộng mặt nền đường sắt được nới rộng trong trường hợp nào?:

a) Trong phạm vi đường cong (Đúng)

b) Phạm vi trên cầu, trong hầm

c) Trong ga

d) Tất cả các đáp án trên


15. Tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường sắt trên đường sắt lồng khổ 1435 mm với khổ 1000 mm là tiêu chuẩn nào?:

a) Tiêu chuẩn riêng dành cho đường sắt lồng

b) Tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp tương ứng của đường sắt khổ 1000 mm

c) Tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp tương ứng của đường sắt khổ 1435 mm (Đúng)

d) Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường có số lượng tàu khai thác nhiều hơn


16. Trường hợp nào cần phải đặt ray hộ bánh?:

a) Khi cầu có mặt cầu trần dài trên 5,0 m; mặt cầu có ba lát dài trên 10m

b) Cầu trên đường cong có bán kính dưới 500 m

c) Khi chiều cao nền đắp lớn hơn 5 m

d) Cả đáp án a và đáp án b (Đúng)


17. Trên mặt cầu dùng chung với đường bộ có cần thiết phải đặt ray hộ bánh hay không? Nếu có thì khoảng cách giữa má ray hộ bánh và má ray chính (δ) là bao nhiêu?:

a) Không cần thiết

b) Cần thiết khi đường cong có bán kính dưới 500 m và δ = 60 - 70 mm

c) Cần thiết phải đặt và δ = 50 mm

d) Cần thiết phải đặt và δ = 60 - 70 mm (Đúng)


18. Trường hợp nào cần phải kiểm toán để thiết kế đường lánh nạn đảm bảo an toàn chạy tàu?:

a) Khi tàu xuống dốc lớn và dài (Đúng)

b) Ở trước ga có tổ chức tàu chạy suốt

c) Trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 300 m

d) Khi tàu chạy trên đoạn dốc có chênh cao từ đỉnh dốc tới chân dốc lớn hơn 10 m


19. Dọc đường sắt phải đặt các loại biển, mốc nào sau đây?:

a) Cọc km, cọc 100 m, cọc đường cong (NĐ,TĐ,NC,TC), cọc cao độ, cọc phương hướng

b) Biển đổi dốc, biển cầu, biển hầm, mốc giới hạn quản lý, biển giới hạn ga

c) Biển tốc độ kỹ thuật, biển giảm tốc độ, biển hãm, biển kéo còi, mốc tránh va chạm

d) Cả 3 đáp án trên (Đúng)


20. Mốc tránh va chạm phải đặt giữa hai đường gần nhau về phía ghi, tại chỗ khoảng cách giữa tim hai đường là bao nhiêu?:

a) 3,50 m đối với cả đường 1000 mm, đường 1435 mm và đường lồng

b) 4,00 m đối với cả đường 1000 mm, đường 1435 mm và đường lồng

c) 3,50 m đối với đường 1000 mm; 4,00 m đối với đường 1435 mm và đường lồng (Đúng)

d) 3,30 m đối với đường 1000 mm; 3,60 m đối với đường 1435 mm và đường lồng


21. Chiều cao ke khách (từ mặt ray đến mặt ke) loại cao được quy định là bao nhiêu?:

a) 1050 mm đối với cả đường khổ 1000 mm và khổ 1435 mm

b) 1100 mm đối với cả đường khổ 1000 mm và khổ 1435 mm

c) 1100 mm cho khổ đường 1000 mm và 1050 mm cho khổ đường 1435 mm

d) 1050 mm cho khổ đường 1000 mm và 1100 mm cho khổ đường 1435 mm (Đúng)


22. Điểm phân giới của đường sắt bao gồm những loại nào sau đây?:

a) Trạm hành khách, trạm hàng hóa

b) Ga, trạm đóng đường

c) Cột tín hiệu đèn màu thông qua của khu gian đóng đường tự động

d) Cả đáp án b và đáp án c (Đúng)


23. Đường đón gửi tàu và đường dồn thuộc loại nào trong các loại nào sau đây?:

a) Đường chính

b) Đường ga (Đúng)

c) Đường đặc biệt

d) Cả đáp án b và đáp án c


24. Trong điều kiện thông thường đối với tuyến đường sắt đô thị, trên đường cong có bố trí hoãn hòa thì yêu cầu chiều dài đường cong tròn còn lại tối thiểu có bắt buộc hay không?:

a) Bắt buộc (Đúng)

b) Không bắt buộc

c) Tùy theo bán kính đường cong

d) Tùy theo góc chuyển hướng của đường cong


25. Trong điều kiện thông thường trên tuyến đường sắt đô thị, có cần thiết phải bố trí đoạn thẳng đệm giữa các đường cong liên tiếp hay không?:

a) Không cần thiết

b) Cần thiết (Đúng)

c) Cần thiết khi 2 đường cong cùng chiều và không cần thiết khi 2 đường cong trái chiều

d) Tùy theo sự chênh lệch bán kính của 2 đường cong


26. Yêu cầu về chiều dài ke ga thiết kế trên tuyến đường sắt đô thị?:

a) Phải lớn hơn chiều dài của đoàn tàu lớn nhất chạy trên tuyến đó (Đúng)

b) Phải lớn hơn hoặc bằng chiều dài của đoàn tàu ngắn nhất cộng với 10m

c) Căn cứ theo số lượng hành khách lớn nhất vào giờ cao điểm

d) Phụ thuộc vào mật độ chạy tàu trên tuyến


27. Kết cấu kiến trúc tầng trên đường sắt đô thị bao gồm những loại lào?:

a) Kiến trúc tầng trên có đá ba lát

b) Kiến trúc tầng trên có ray liên kết trực tiếp với tà vẹt đặt trên nền bê tông

c) Kiến trúc tầng trên dùng tấm bê tông (thay cho lớp đá ba lát)

d) Cả ba đáp án trên (Đúng)


28. Đối với tuyến đường sắt khổ lồng 1435 mm và 1000 mm thì siêu cao trên đường cong được đặt theo khổ đường nào?:

a) 1000 mm

b) 1435 mm (Đúng)

c) Khổ đường nào thì đặt siêu cao tương ứng của khổ đó

d) Đặt theo siêu cao của khổ nào có nhiều đoàn tàu khai thác hơn


29. Mục đích của việc đặt ray ngắn trên đường cong?:

a) Để tạo độ cong cho đường ray dễ dàng

b) Để đảm bảo mối nối được đối xứng (Đúng)

c) Để có thể cơ giới hóa trong thi công lắp đặt ray trên đường cong

d) Cả ba phương án trên


30. Chiều cao khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc quy định đối với đường sắt đã vào cấp kỹ thuật và điện khí hóa tương ứng là bao nhiêu đối với đường khổ 1000 mm và đường khổ 1435 mm?:

a) 5,0 m và 6,0 m

b) 5,3 m và 6,0 m

c) 5,3 m và 6,55 m (Đúng)

d) 5,5 m và 6,55 m


31. Đối với những tuyến đường sắt điện khí hóa xây dựng mới chỉ sử dụng đầu máy điện thì độ dốc dọc tối đa áp dụng cho các cấp đường tương ứng của khổ đường 1435 mm: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 là::

a) 30 - 25 - 12 - 18 - 25 (‰)

b) 30 - 30 - 12 - 18 - 25 (‰)

c) 30 - 30 - 18 - 25 - 30 (‰)

d) 30 - 30 - 30 - 30 - 30 (‰) (Đúng)


32. Đối với những tuyến đường sắt điện khí hóa xây dựng mới chỉ sử dụng đầu máy điện thì độ dốc dọc tối đa áp dụng cho các cấp đường tương ứng của khổ đường 1000 mm: cấp 1, cấp 2, cấp 3 là::

a) 30 - 30 - 30 (‰) (Đúng)

b) 25 - 25 - 25 (‰)

c) 12 - 25 - 30 (‰)

d) 18 - 25 - 30 (‰)


33. Các cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia được phân theo nhóm::

a) Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng

b) Đường sắt cao tốc, đường sắt thường và đường sắt đô thị

c) Đường sắt khổ 1000 mm, đường sắt khổ 1435 mm và đường sắt lồng (Đúng)

d) Cả ba đáp án trên


34. Đường sắt khổ 1000 mm và đường sắt khổ 1435 mm được phân thành mấy cấp kỹ thuật?:

a) Khổ 1000 mm không phân cấp và khổ 1435 mm là 2 cấp

b) Khổ 1000 mm là 2 cấp và khổ 1435 mm là 3 cấp

c) Khổ 1000 mm là 3 cấp và khổ 1435 mm là 3 cấp

d) Khổ 1000 mm là 3 cấp và khổ 1435 mm là 5 cấp (Đúng)


35. Với năng lực chuyên chở là 25000 người/giờ/hướng thì tuyến đường sắt đô thị thuộc cấp kỹ thuật nào sau đây?:

a) Đường sắt đô thị chuyên chở khối lượng lớn

b) Đường sắt đô thị chuyên chở khối lượng trung bình (Đúng)

c) Các loại đường sắt đô thị khác

d) Không thuộc cấp nào trong ba cấp kỹ thuật trên


36. Sự phân chia thành các cấp kỹ thuật đường sắt là dựa trên yếu tố nào?:

a) Năng lực vận chuyển của tuyến đường

b) Vận tốc thiết kế của tuyến đường

c) Cả đáp án a và đáp án b (Đúng)

d) Đáp án a hoặc đáp án b


37. Theo phân cấp kỹ thuật đường sắt Việt Nam thì đường sắt cao tốc và cận cao tốc::

a) Chỉ dành riêng cho vận tải hành khách (Đúng)

b) Chỉ dành cho vận tải hàng hóa

c) Dành cho vận tải hành khách là chủ yếu

d) Dành cho vận tải cả hàng hóa và hành khách


38. Trường hợp nào đường sắt được phép thiết kế giao cắt cùng mức với các đường bộ?:

a) Đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 khổ 1000 mm

b) Đường sắt cấp 2, cấp 3 khổ 1000 mm và cấp 3 khổ 1435 mm

c) Đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 khổ 1000mm và khổ 1435 mm (Đúng)

d) Không trường hợp nào được phép thiết kế giao cắt cùng mức với đường bộ


39. Tốc độ thiết kế tương ứng của đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 khổ 1000 mm không được vượt quá trị số nào sau đây?:

a) 150, 120, 70 km/h

b) 120, 100, 60 km/h (Đúng)

c) 120, 100, 60 km/h

d) 110, 80, 50 km/h


40. Tốc độ thiết kế tương ứng của đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 khổ 1435 mm không được vượt quá trị số nào sau đây?:

a) 200,150, 100 km/h

b) 150, 120, 70 km/h (Đúng)

c) 150, 100, 70 km/h

d) 130, 100, 70 km/h


41. Tốc độ thiết kế của đường sắt cao tốc và cận cao tốc tương ứng không được vượt quá giá trị nào sau đây?:

a) 400 và 300 km/h

b) 350 và 250 km/h

c) 350 và 200 km/h (Đúng)

d) 300 và 200 km/h


42. Trong trường hợp thông thường, độ dốc dọc tối đa của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 đường sắt khổ 1435 mm là bao nhiêu?:

a) 30 - 25 - 12- 18 - 25 (‰)

b) 25 - 30 - 12 - 25 - 30 (‰)

c) 25 - 25 - 12 - 18 - 25 (‰) (Đúng)

d) 30 - 30 - 18 - 25 - 30 (‰)


43. Trong trường hợp thông thường, độ dốc dọc tối đa của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1000 mm là bao nhiêu?:

a) 12 - 15 - 18 (‰)

b) 12 - 18 - 25 (‰) (Đúng)

c) 12 - 25 - 30 (‰)

d) 18 - 25 - 30 (‰)


44. Trong trường hợp thông thường, bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1435 mm là bao nhiêu?:

a) 7000 - 2800 - 2000 - 1000 - 500 (m)

b) 5000 - 2500 - 1500 - 1000 - 500 (m)

c) 5000 - 2000 -1200 - 800 - 400 (m) (Đúng)

d) 1000 - 600 - 400 - 300 - 250 (m)


45. Trong trường hợp thông thường, bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1000 mm là bao nhiêu?:

a) 1200 - 900 - 600 (m)

b) 1000 - 800 - 500 (m)

c) 800 - 600 - 400 (m)

d) 800 - 600 - 300 (m) (Đúng)


46. Trường hợp nào độ dốc dọc trong ga được phép thiết kế với độ dốc lớn hơn 2,5‰?:

a) Ở vùng đồng bằng

b) Ở vùng núi

c) Ở vùng đặc biệt khó khăn, ga không có dồn dịch

d) Ở vùng đặc biệt khó khăn, ga không có dồn dịch và đảm bảo điều kiện khởi động (Đúng)


47. Đối với đường sắt khổ đường 1000 mm thì bán kính đường cong nằm tối thiểu trong ga tương ứng là bao nhiêu khi thiết kế ga ở vùng đồng bằng và miền núi?:

a) Ở vùng đồng bằng là 300 m, ở vùng núi là 250 m

b) Ở vùng đồng bằng là 400 m, ở vùng núi là 300 m (Đúng)

c) Ở vùng đồng bằng là 500 m, ở vùng núi là 450 m

d) Ở vùng đồng bằng là 600 m, ở vùng núi là 500 m


48. Đối với đường sắt khổ đường 1435 mm thì bán kính đường cong nằm tối thiểu trong ga tương ứng là bao nhiêu khi thiết kế ga ở vùng đồng bằng và miền núi?:

a) Ở vùng đồng bằng là 400 m, ở vùng núi là 300 m

b) Ở vùng đồng bằng là 500 m, ở vùng núi là 400 m

c) Ở vùng đồng bằng là 600 m, ở vùng núi là 500 m (Đúng)

d) Ở vùng đồng bằng là 800 m, ở vùng núi là 600 m


49. Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1435 mm, bề rộng từ tim đến vai đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?:

a) 5,0 - 4,5 - 4,0 - 3,5 - 3,1 (m)

b) 4,5 - 4,0 - 4,0 - 3,5 - 3,1 (m) (Đúng)

c) 4,5 - 4,0 - 3,5 - 3,5 - 3,1 (m)

d) 4,5 - 4,0 - 3,5 - 3,1 - 2,5 (m)


50. Trên đường thằng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1000 nm, bề rộng từ tim đến vai đường tương ứng với các cắp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?:

a) 4,0 - 3,5 - 3,1 (m)

b) 3,5 - 3,1 - 2,9 (m)

c) 3,1 - 2,9 - 2,7 (m)

d) 2,9 - 2,7 - 2,5 (m) (Đúng)


51. Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1435 mm, khoảng cách tim đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?:

a) 5,0 - 4,3 - 4,0 - 4,0 - 4,0 (m) (Đúng)

b) 5,0 - 4,5 - 4,0 - 4,0- 3,8 (m)

c) 5,0 - 4,5 - 4,0 - 3,8 - 3,5 (m)

d) 4,5 - 4,0 - 3,8 - 3,5 - 3,1 (m)


52. Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1000 mm, khoảng cách tim đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?:

a) 5,0 - 4,0 - 3,5 (m)

b) 4,0 - 4,0 - 4,0 (m)

c) 4,0 - 4,0 - 3,8 (m) (Đúng)

d) 4,0 - 3,8 - 3,5 (m)


53. Khi chiều dài cống thoát nước qua nền đường sắt từ 10 - 20 m thì đường kính tối thiểu của cống phải là bao nhiêu?:

a) 0,50 m

b) 0,75 m

c) 1,00 m (Đúng)

d) Tùy theo vị trí vả điều kiện cụ thể để quyết định đường kính nhỏ nhất


54. Khổ đường sắt được định nghĩa là::

a) Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 tim ray trên đường thẳng

b) Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má trong của ray

c) Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má ngoài của ray

d) Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má trong của ray được đo tại mặt đo tính toán (nằm dưới mặt phẳng đi qua hai đỉnh ray 16 mm) (Đúng)


55. Đối với đường sắt làm mới, cải tạo và sửa chữa lớn, cho phép sai lệch khoảng cách má trong giữa 2 ray là bao nhiêu?:

a) +6 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và 1435 mm

b) +4 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và 1435 mm

c) +4 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và +6 mm và -2 mm với khổ đường 1435 mm (Đúng)

d) +6 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và +4 mm và -2 mm với khổ đường 1435 mm


56. Siêu cao ray lưng trên đường cong lớn nhất đối với đường sắt là::

a) 95 mm đối với cả 2 khổ đường 1000 mm và 1435 mm

b) 125 mm đối với cả 2 khổ đường 1000 mm và 1435 mm

c) 125 mm đối với khổ đường 1000 mm và 95 mm đối với khổ đường 1435 mm

d) 95 mm đối với khổ đường 1000 mm và 125 mm đối với khổ đường 1435 mm (Đúng)


57. Đối với đường sắt làm mới hoặc cải tạo, sai lệch cho phép về độ cao mặt ray so với tiêu chuẩn quy định là bao nhiêu đối với khổ đường 1000 mm và 1435 mm?:

a) 4 mm đối với khổ đường 1000 mm và 3 mm đối với khổ đường 1435 mm

b) 3 mm đối với khổ đường 1000 mm và 4 mm đối với khổ đường 1435 mm (Đúng)

c) 4 mm đối với cả hai khổ đường 1000 mm và 1435 mm

d) 3 mm đối với cả hai khổ đường 1000 mm và 1435 mm


58. Trong điều kiện thông thường, độ dốc tối đa của đường chính tuyến đường sắt đô thị loại MRT là giá trị nào?:

a) 25‰

b) 30‰

c) 35‰ (Đúng)

d) 45‰


59. Trong điều kiện địa hình khó khăn, độ dốc tối đa của đường chính tuyến đường sắt đô thị loại MRT không được vượt quá giá trị nào?:

a) 38‰

b) 40‰

c) 45‰ (Đúng)

d) 50‰


60. Chiều rộng mặt nền đường của chính tuyến của đường sắt đô thị trong khu đoạn đường đắp, đường đào tiêu chuẩn là bao nhiêu?:

a) 2,8 m

b) 3,1 m (Đúng)

c) 3,5 m

d) 4,0 m


61. Chiều rộng mặt nền đường tối thiểu của chính tuyến của đường sắt đô thị trong khu đoạn cầu cao là bao nhiêu?:

a) 2,75 m (Đúng)

b) 2,8 m

c) 3,1 m

d) 3,5 m


62. Trong trường hợp địa hình khó khăn, bán kính đường cong nằm trên đường chính tuyến đường sắt đô thị (loại MRT) không nhỏ hơn::

a) 200 m

b) 160 m (Đúng)

c) 100 m

d) Bán kính cấu tạo của đầu máy toa xe thông qua đường cong


63. Ở khu vực rừng núi, đoạn trước và sau ga trong trường hợp khó khăn thì độ dốc dọc tối đa của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 đường sắt khổ 1435 mm là bao nhiêu?:

a) 30 - 25 - 12 - 18 - 25 (‰)

b) 25 - 30 - 12 - 25 - 30 (‰)

c) 25 - 25 - 12 - 18 - 25 (‰)

d) 30 - 30 - 18 - 25 - 30 (‰) (Đúng)


64. Ở khu vực rừng núi, đoạn trước và sau ga trong trường hợp khó khăn thì độ dốc dọc tối đa của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1000 mm là bao nhiêu?:

a) 18 - 25 - 30 (‰) (Đúng)

b) 12 - 25 - 30 (‰)

c) 12 - 18 - 25 (‰)

d) 12 - 15 - 18 (‰)


65. Ở khu vực rừng núi, đoạn trước và sau ga trong trường hợp khó khăn thì bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1435 mm là bao nhiêu?:

a) 2800 - 2000 - 1000 - 500 (m)

b) 2500 - 1500 - 1000 - 500 (m)

c) 1000 - 800 - 600 - 400 (m)

d) 600 - 400 - 300 - 250 (m) (Đúng)


66. Ở khu vực rừng núi, đoạn trước và sau ga trong trường hợp khó khăn thì bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1000 mm là bao nhiêu?:

a) 600 - 400 - 300 (m)

b) 500 - 300 - 250 (m)

c) 400 - 250 - 150 (m) (Đúng)

d) 300 - 200 - 150 (m)